Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam (P2)

Published in Chăn nuôi Việt Nam
| Ngày31/05/2017

Trong phần 1: Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam, VietDVM.com đã chia sẻ tới các bạn "nhiệm vụ" của mỗi cá nhân là người tiêu dùng, và các trang trại đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. Trong phần 2 này VietDVM.com nói tới "nhiệm vụ" của doanh nghiệp và tổ chức truyền thông với báo chí đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

 

3.“Nhiệm vụ” của các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi Việt Nam.

 

»› 30 doanh nghiệp cam kết chung tay “giải cứu” heo

»› Các "đại gia" chăn nuôi cam kết giải cứu giá heo như thế nào?

 

Đây là đối tượng có “chất xám” nhất trong ngành và là đối tượng có sức ảnh hưởng nhất; và cũng chỉ có những đối tượng này mới có khả năng giúp ngành xoay chuyển tình thế hiệu quả nhất.

 

Theo VietDVM, có 4 việc các doanh nghiệp có thể hành động để giúp vực lại ngành chăn nuôi 1 cách có hệ thống:

 

Thứ nhất: Hỗ trợ giá đầu vào cho các trang trại.

 

Có thể không được nhiều nhưng mỗi khâu một chút (giá giống giảm một chút, giá cám giảm một chút, giá thuốc giảm một chút…) cũng góp phần giúp trang trại giảm chi phí chăn nuôi đáng kể đặc biệt là trong lúc khó khăn.

 

Việc này có thể giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp (DN) xuống một chút, nhưng thực ra các DN chăn nuôi Việt Nam vẫn được nhiều thứ khác. Đây là lúc, các bạn cần phải thể hiện được sự đồng hành cùng với người chăn nuôi, cũng giống như là một mối quan hệ bạn bè vậy – khi bạn khó, ta giúp đỡ. Có như vậy thì mới cần nhau, mới nhớ đến nhau, và mối quan hệ mới bền chặt được. Mà suy cho cùng, người chăn nuôi chết, bạn cũng chết.

 

Thứ 2: Giúp người chăn nuôi Việt Nam hoàn thiện kiến thức và nâng tầm tư duy.

 

Nền tảng của ngành và của các doanh nghiệp chính là các trang trại chăn nuôi. Như chúng tôi nói ở trên, trang trại còn, doanh nghiệp còn; Trang trại chết, doanh nghiệp chết. Bởi vậy, việc của các doanh nghiệp là giúp trang trại sống khỏe mạnh.

 

Đừng chỉ biết nói với trang trại về thuốc hay cám của bạn tốt như thế nào. Hãy giúp họ hoàn thiện dần từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý cho đến những góc nhìn tổng thể để họ trở thành những “chủ doanh nghiệp thực sự”, để họ có thể chủ động xoay sở trước mọi biến cố trong quá trình chăn nuôi.

 

 

Chẳng hạn, hãy chia sẻ với họ những kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, các kiến thức mới, nghiên cứu mới, giá cả trong nước đang như thế nào, thế giới như thế nào, những câu chuyện về các trang trại trên thế giới, cùng với họ suy nghĩ và tìm đầu ra ổn định, tìm cách giảm chi phí…Hãy làm tất cả những gì có thể trong khả năng của bạn để giúp họ phát triển công việc và phát triển bản thân vì họ chính là người trả lương cho các bạn!

 

Muốn làm được như vậy mỗi cá nhân trong khối doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cần có 2 điều:

 

Một là kiến thức chuyên môn, kiến thức về thị trường và kỹ năng quản lý, truyền đạt; cái nhìn tổng thể.

 

Hai là cần có một cái “TÂM” đủ lớn để mong muốn hoàn thiện bản thân mình từng ngày rồi kiên trì từng bước hướng dẫn cho trang trại. Quan trọng là bạn thực sự muốn làm.

 

Mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu giúp trang trại chăn nuôi hiệu quả hơn!
Mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu giúp trang trại chăn nuôi hiệu quả hơn!

 

Thứ 3: Đào sâu nghiên cứu giúp người chăn nuôi Việt Nam giảm chi phí.

 

Nói về chi phí chăn nuôi heo, Việt Nam đang là một trong những nước có chi phí chăn nuôi heo cao bậc nhất thế giới. Trong đó, khoảng 70% chi phí là thức ăn. Vậy chúng ta (mà đặc biệt là các doanh nghiệp) có thể làm gì để giúp trang trại giảm chi phí chăn nuôi mà cụ thể là chi phí thức ăn? Có 2 cách – một là chủ động nguyên liệu; hai là nâng cấp công nghệ.

 

»› Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp

 

Chúng tôi biết cả hai điều này đều không hề dễ nhưng thiết nghĩ một đất nước khô cằn như Isreal còn có thể sở hữu một nền nông nghiệp thông minh bậc nhất thế giới thì tại sao chúng ta không thể? Đường dài và gập ghềnh nhưng nếu ta không bước sẽ không bao giờ đến. Chỉ cần mỗi doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam trích một phần lợi nhuận của mình đầu tư cho nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản, kiên trì thì tương lai chúng ta mới có thể chủ động được và mới có hy vọng. Doanh nghiệp có thể không làm điều này vì bản thân doanh nghiệp nhưng hãy vì tương lai của ngành, của đất nước.

 

Nhưng thực ra, đứng ở góc độ doanh nghiệp nói chung, nếu các bạn đã xác định gắn bó với ngành này, kinh doanh lĩnh vực này thì rõ ràng các bạn cần phải thay đổi, thay đổi để phát triển hơn nữa, thay đổi hoặc là chết. Rõ ràng, trong kinh doanh, không có chỗ cho việc “tạm được”, nếu bạn không thay đổi về công nghệ, về đầu vào của chính bạn, để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, thì các bạn không thể cạnh tranh với doanh nghiệp lớn hơn; đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài – họ không những làm được những việc này, mà họ còn rất quan tâm và sành sỏi trong các khâu mà bạn còn chưa nghĩ đến như: năng lực con người, hệ thống vận hành, marketing (bạn có biết họ làm gì để có thương hiệu mạnh? vì sao thương hiệu của họ mạnh như thế không?), ….

 

Thứ 4: Kinh doanh bền vững.

 

Chúng tôi biết, hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam kinh doanh nghiêm túc, bài bản nhưng cũng có không ít doanh nghiệp làm ăn chụp giật, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt. Oái ăm thay, lợi dụng sự hiểu biết chưa nhiều của nông dân và các chủ trang trại, những công ty này đã làm ảnh hưởng không ít tới cục diện thị trường.

 

Chẳng hạn như vấn đề giảm chi phí chúng tôi nói ở trên, thay vì đưa chất này chất khác vào để heo lớn nhanh hơn, chí phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn…thì hãy suy nghĩ đến nó một cách tổng quát hơn như: công đoạn nào có thể tối ưu được? công nghệ nào có thể áp dụng? nâng cao năng lực thực sự của mỗi nhân viên để làm việc hiệu quả hơn, … Nói tóm lại, hãy tìm giải pháp lâu dài bền vững cho khách hàng và chính công ty bạn.

 

Làm được như vậy, thì doanh nghiệp của bạn mới vừa tăng được năng suất, giảm được chi phí, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, và đặc biệt, mỗi một người nhân viên trong doanh nghiệp của bạn họ thấy họ được trưởng thành hơn, được nâng cao giá trị bản thân hơn, và họ thấy tự hào về doanh nghiệp của mình hơn; bởi nhân viên của bạn là một trong những tài sản của bạn đấy.

 

Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến thương hiệu của bạn nữa. Bạn tạo nên một sản phẩm tốt là chưa đủ, mà cần phải có một thương hiệu mạnh, sản phẩm tốt chỉ là một yếu tố để tạo nên một thương hiệu mạnh. Bạn sản xuất một sản phẩm tốt mà không ai biết đến thì sao bạn có thể tồn tại? Về một mặt nào đó, bạn sản xuất lên một sản phẩm tốt thì bạn mới chỉ tạo lên một “sản phẩm thô” trong chuỗi giá trị. Mà bạn biết đấy, “sản phẩm tinh” mới mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn. Việc này cũng giống như bạn tạo nên một đôi giầy tốt bán ở xưởng làm sao bằng được bán đôi giầy đó trong một shop sang trọng được? Bạn có thể tạo ra gà rán ngon như KFC, hay thậm chí là hơn, nhưng làm sao bạn bán nhiều thịt gà như KFC được?

 

4. “Nhiệm vụ” của cơ quan nhà nước đối với chăn nuôi Việt Nam.

 

»› Hải quan sẵn sàng làm ngoài giờ thông quan xuất khẩu thịt heo

»› Quân đội, công an hứa sẽ tiêu thụ hàng nghìn tấn thịt lợn

 

Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng các Nhà nước đã can thiệp mạnh mẽ và tích cực vào quá trình chăn nuôi theo nhiều chiến lược riêng, tùy theo đặc thù về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế của từng quốc gia. Có không ít những kinh nghiệm thành công trong các chiến lược đó đã giúp chăn nuôi chuyển đổi mạnh mẽ từ tình trạng truyền thống, lạc hậu sang hiện đại, cạnh tranh và đáp ứng được lượng lớn nhu cầu lương thực cho quốc gia.

 

Như vậy, rõ ràng là ngoài cơ chế thị trường thì các chính sách của nhà nước cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc điều tiết thị trường để hạn chế tối đa những bất lợi cho ngành, giúp ngành hoạt động ổn định, từ đó thúc đẩy ngành phát triển.

 

Vậy các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cần gì ở nhà nước? thực tế cho thấy, sự hỗ trợ mà các trang trại và doanh nghiệp cần ở nhà nước không hẳn là điều gì đó quá lớn mà chỉ cần nhà nước làm đúng vai trò của mình đặc biệt là tạo điều kiện cho người chăn nuôi cũng như các doanh nghiệp trong các thủ tục hành chính công.

 

Tuy vậy, chủ đề này đã được nói quá nhiều gần đây nên chúng tôi chỉ lướt qua một số đầu mục chính mà không đi sâu vào phân tích vì hơn ai hết, chính phủ họ hiểu rõ họ cần làm gì nên thay vì việc muốn nhà nước làm gì đó cho chúng ta thì mỗi người hãy làm tốt nhiệm vụ của mình trước.

 

Sau đây là một số đầu mục sơ lược mà nhà nước có thể tác động để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi Việt Nam:

- Hỗ trợ giảm thuế cho chăn nuôi.

- Hỗ trợ các gói tín dụng ưu đãi với các đối tượng trong ngành.

- Tạo điều kiện cho trang trại trong việc thầu, thuê đất canh tác, chăn nuôi.

- Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính rườm rà.

 

5. “Nhiệm vụ” của các tổ chức truyền thông báo chí đối với chăn nuôi Việt Nam.

 

Trước giờ ít ai quan tâm tới đối tượng này và vai trò của họ với chăn nuôi. Tuy nhiên về một góc độ nào đó, đây cũng là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp tới chăn nuôi.

 

Chẳng hạn, bạn hãy hình dung tâm lý của người dân sẽ bị ảnh hưởng tới mức nào khi một loạt thông tin trên internet đưa tin ngày đêm về việc giá heo giảm trong khi thực chất có thể nó chỉ giảm ở một vùng, khu vực nào đó mà bạn biết, tin bạn đưa lúc đó không đại diện cho toàn ngành. Nhưng khi thông tin truyền đi, tác động đến các đối tượng liên quan và giá thực sự giảm như những gì bạn đã nói. Lúc đó, người chịu ảnh hưởng lớn nhất không phải là ai khác ngoài chính những người nông dân chân chất quanh năm chỉ biết chăn nuôi.

 

Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều trường hợp mà chúng tôi cho là cần phải lên tiếng. Mỗi cơ quan truyền thông, đặc biệt là những phóng viên viết bài trực tiếp, các bạn nên hiểu thật kỹ không chỉ về ngành báo chí mà còn nên tìm hiểu thêm về ngành chăn nuôi. Tại sao lại như vậy? tại vì có những góc nhìn, nếu bạn không là người trong ngành thì tôi sẽ không thể giải thích cho bạn hiểu nên viết như thế nào là tốt nhất.

 

 

Thậm chí, có những thông tin cho dù LÀ SỰ THẬT bạn cũng nên cân nhắc có nên gửi đăng hay không. Không phải là chúng ta dấu giếm gì cả mà chỉ là những gì bạn biết đôi khi chỉ là 1 phần của sự thật và ngoài ra, không phải sự thật nào cũng nên được công bố. Vì sao ư? Vì bạn sẽ không thể hình dung được tầm ảnh hưởng ghê gớm của nó tới bát cơm của các trang trại, doanh nghiệp thậm chí cả một ngành chăn nuôi Việt Nam như thế nào cho đến khi bạn thực sự dùng cái “TÂM” của mình để tìm hiểu, suy nghĩ một cách thấu đáo. Hãy nhớ, việc của bạn đang làm không chỉ đơn thuần là một phóng viên đưa tin, một người viết báo, một người làm nội dung – đưa ra được những thông tin hay, nhiều người đọc…mà hơn thế nữa, bạn còn là một “chiến sỹ” dùng ngòi bút của mình để chiến đấu, để giúp đỡ cộng đồng!

 

Cuối cùng, tất cả những lời tâm huyết trên đây chỉ là quan điểm chủ quan của đội ngũ VietDVM.com. Chúng tôi biết nó không thể hoàn hảo 100% như những gì mọi người nghĩ nhưng chúng tôi vẫn muốn gửi những thông điệp này đến cộng đồng với một mong muốn duy nhất là góp chút công sức vào sự phát triển chăn nuôi của nước nhà. Vì biết đâu đấy, những gì chúng tôi nói sẽ đánh thức một ai đó tạo ra những hành động thiết thực thì sao. Và nhiều hành động thiết thực như thế là điều chúng ta cần bây giờ phải không các bạn?

 

 

VietDVM team.

Ý kiến bạn đọc (1) | Viết bình luận
  • đinh công vinnh

    Trách nhiệm lương tâm và suy nghĩ của truyền thông báo chí rất quan trọng. Cũng nhờ Báo chí mà người chăn nuôi an tâm, nhưng thực tế việc nhờ nhiều bài báo đã đăng làm cho người nông dân thê thảm.
    Có rất nhiều bài viết, viết cho có mà không quan tâm đến sự thật, không rõ ý đồ của tác giả.
    Thực tế có nhiều hộ chăn nuôi heo bán heo con, nhưng nay bán không được buột họ phải xây dựng chuồng thịt. Đến hi họ xây gần xong (50%) thì bắt người dân đình chỉ và không cho nuôi. Hỏi tại sao không có sự can thiệp và hướng dẫn họ ngay từ đầu?...

Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status