Chỉ thị về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm lây sang người

Trong năm 2014, theo báo cáo của các cơ quan thú y, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xuất hiện tại 158 xã, phường của 93 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố làm trên 212 ngàn con gia cầm, chủ yếu là vịt mắc bệnh. Theo kết quả giám sát chủ động của cơ quan thú y trong năm 2014 cho thấy có 4,13% mẫu xét nghiệm vịt khỏe mạnh có mang trùng vi rút cúm A/H5N1. Bên cạnh đó, chủng vi rút cúm mới A/H5N6 cũng xâm nhập và gây ổ dịch tại một số địa phương làm trên 5 nghìn con gia cầm mắc bệnh.

 

 

chi-thi-1257

 

Trên thế giới, nhiều chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm đã xuất hiện, gây bệnh tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và số gia cầm phải tiêu hủy hàng triệu con các loại, cụ thể: (1) Vi rút cúm A/H5N1 gây dịch tại Bun-ga-ry, Căm-pu-chia, Lào, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, I-xa-ren, Nepal, Ni-giê-ri-a, Ai Cập, Lybia, Nga, Việt Nam; (2) Vi rút cúm A/H5N6 đã được phát hiện tại Trung Quốc, Lào, Việt Nam; (3) vi rút cúm A/H5N8 được phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ý, Hà Lan, Anh; (4) Vi rút cúm A/H5N2 và A/H5N3 được phát hiện tại Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ca-na-đa; (5) Vi rút cúm A/H7N2 tại Úc; vi rút cúm A/H7N3 xuất hiện tại Me-xi-cô.

 

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2014, nhiều quốc gia có bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 gồm: Căm-pu-chia (4 ca tử vong/9 ca mắc bệnh), Trung Quốc (0/2 ca), Ai Cập (7/14 ca), In-đô-nê-xi-a (2/2 ca) và Việt Nam (1/2 ca). Đối với vi rút cúm A/H7N9, kể từ khi xuất hiện từ tháng 3/2013 đến nay đã liên tục gây bệnh cho nhiều người tại Trung Quốc và có dấu hiệu gia tăng từ cuối năm 2014; đến nay đã ghi nhận 485 ca bệnh (185 ca tử vong) tại 16 tỉnh, thành phố của Trung Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kông, vùng lãnh thổ Đài Loan, một trường hợp khách du lịch Trung Quốc đến Ma-lai-xi-a và một trường hợp mới nhất tại Ca-na-đa.

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của chủng vi rút cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao; để chủ động ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác, hạn chế thấp nhất vi rút cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tập trung triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản: Công điện số 487/CĐ-TTg ngày 04/4/2013 về việc tiếp tục triển khai quyết liệt đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, Công điện số 528/CĐ-TTg ngày 15/4/2013 về việc phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1), Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 về việc phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 23/01/2014 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới, Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người, Quyết định số 210/QĐ-BNN ngày 14/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người” và Công điện khẩn số 7359/CĐ-BNN-TY ngày 12/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận chuyển hành khách, trong đó cần chú trọng một số nội dung sau đây:

 

Để biết thông tin chi tiết vui lòng dowload tại đây

Rate this item
(0 votes)
  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status