Biểu hiện nào chứng tỏ chú chó nhà bạn đang mắc bệnh?
- Vài ngày đầu: chó ít ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, uống nhiều nước, sốt 39,5 – 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy.
- Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng hay xám xanh, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi tanh khắm.
- Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiện: mắt trũng, bụng thóp, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.
- Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá. Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp, huyết áp giảm, nhịp tim tăng. Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.
Thời kỳ cuối của bệnh vật không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết
Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 - 100% trong thời gian 2 - 4 ngày. Một số chó qua khỏi nhưng chuyển thành thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bệnh phổ biến xảy ra quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Có 3 nguyên nhân có thể gây ra viêm dạ dày và ruột cấp ở chó:
- Do giun móc:
Giun móc gây viêm ruột như thế nào?
- Do virus: Virus Parvo, Virus Carê khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.
- Do vi khuẩn : Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli... Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.
Cách phân biệt với các bệnh gần giống nó:
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính | Viêm ruột tiêu chảy do ký sinh trùng đường tiêu hóa | Viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus và Carevirus |
Nôn mửa liên tục, đi ngoài lỏng và phân phân tanh có lẫn máu và dịch nhầy. | Chó không sốt, không bỏ ăn. Kiểm tra phân có phát hiện các thể hoạt động và bào nang. | Tiêu chảy kèm triệu chứng thần kinh. Xuất hiện mụn mủ ở vùng da mỏng. |
Điều trị khi chó đã bị bệnh:
Nguyên tắc: Xử lý triệu chứng cấp bách à điều trị nguyên nhân. Song song quá trình đó là trợ sức trợ lực nâng cao sức đề kháng cho cơ thể từ đầu đến cuối liệu trình.
Nguyên tắc điều trị là xử lý triệu chứng cấp bách trước
Xử lý triệu chứng:
- Nôn, tiêu chảy nhiều à mất nước à bổ sung nước, điện giải: truyền dung dịch nước sinh lý mặn ngọt…
- Giảm, cắt nôn: dùng thuốc chống nôn như Atropinsunfat 0,1% hoặc Seduxen tiêm bắp hoặc cho uống.
- Thuốc chống chảy máu: Vitamin K tiêm bắp hay Vitamin C kết hợp với Canxi Clorua 10% tiêm chậm vào tĩnh mạch.
- Thuốc se niêm mạc ruột, giảm số lần tiêu chảy: Tanin, Termina và các nước chát (như: nước lá ổi, quả hồng xiêm xanh, búp sim…) cho vật uống.
- Trợ sức, trợ lực: Chuyền dung dịch Ringerlactat kết hợp với thuốc trợ tim, Vitamin C tiêm tĩnh mạch.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, nguy cấp của từng triệu chứng mà lựa chọn xử lý triệu chứng nào trước, triệu chứng nào sau. Riêng trợ sức trợ lực thì bổ sung song song trong cả quá trình điều trị.
Điều trị nguyên nhân:
Tùy thuộc nguyên nhân mà dùng thuốc cho phù hợp. Một số loại kháng sinh có thể dùng như các kháng sinh thế hệ mới: Sulfadimethoxine; Trimethoprime; …hay các kháng sinh hoạt phổ rộng khác như: Norfloxacin; Tetracyclin; Kanamycin…
Phòng bệnh:
- Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli.
- Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
- Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Ivemectin cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.
- Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.
Cún đi khám sức khỏe định kỳ
Như vậy, Vì là 1 căn bệnh rất thường gặp ở nước ta và tỷ lệ tử vong cao nên đa phần những người nuôi thú cưng đều rất quan tâm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức để giúp cún chống lại với căn bệnh nguy hiểm này.
VietDVM team.