“Đại phẫu” ngành chăn nuôi heo

| Ngày21/08/2017

Giá bán thịt heo giảm mạnh, đến 62% trong nửa đầu năm 2017, theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tình cảnh ấy đã khiến cho mảng chăn nuôi ở các công ty như Dabaco, Masan Nutri-Science, Mitraco, Hòa Phát... gặp khó.

 

»› Xem thêm: Tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc chững lại, nhiều nước bị “sốc”

 

Khó khăn bủa vây

 

Theo báo cáo tài chính, nửa đầu năm nay, kinh doanh của các công ty trong ngành chăn nuôi đã bị ảnh hưởng nặng nề. Lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, Dabaco rơi vào thua lỗ. Mức lỗ quý II/2017 của Công ty lên hơn 33 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái, Dabaco lãi gần 200 tỉ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, Dabaco bị lỗ khoảng 20 tỉ đồng.

 

Diễn biến này xấu hơn những gì Dabaco tiên liệu. Còn nhớ, tại Đại hội cổ đông năm nay, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dabaco, từng dự đoán: “2017 sẽ là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của Dabaco”. Dabaco đã rất thận trọng khi đặt mục tiêu lợi nhuận giảm đến 30% so với cùng kỳ. Nhưng thực tế, mức độ sụt giảm của thị trường thịt heo trong nửa đầu năm nay vượt qua những gì Dabaco ước lượng.

 

Công ty Cổ phần Chăn nuôi Mitraco cũng không khá hơn khi ghi nhận mức thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2017 hơn 30 tỉ đồng. Cùng với đó, doanh thu của Mitraco giảm tới 34% so với cùng kỳ. Kết quả này đã “thổi bay” những gì Công ty tích cóp được suốt 2 năm qua.

Masan Nutri-Science (MNS), đơn vị sở hữu 2 thương hiệu thức ăn chăn nuôi là Anco và Proconco, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giá heo hơi giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Theo MNS, do nhiều người chăn nuôi quy mô nhỏ phải treo chuồng, ngưng chăn nuôi, không đầu tư gì thêm cho chu kỳ chăn nuôi tiếp theo nên thị trường thức ăn chăn nuôi heo đã giảm 35-40%. Kết quả, doanh thu thuần của MNS trong 6 tháng đầu năm 2017 giảm gần 10% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận sau thuế của mảng này giảm đến 51,5%.

 

Trong khi đó, Hòa Phát (HPG) dù tham gia mảng chăn nuôi mới khoảng 2 năm trở lại đây cũng không tránh được những ảnh hưởng tiêu cực. “Do tỉ trọng thức ăn cho heo chiếm 60-70% doanh thu toàn mảng này của Hòa Phát”, đại diện tập đoàn này giải thích.

 

Đối với chăn nuôi, theo kế hoạch, tháng 6 này, HPG sẽ đưa heo giống bố mẹ vào kinh doanh. Đây là heo giống được lai tạo từ 1.800 con lợn giống cụ kỵ nhập từ Đan Mạch. Tuy nhiên, với tình hình ảm đạm như hiện nay, kinh doanh heo giống của HPG sẽ khó mong diễn ra như kế hoạch.

 

 

Nhìn toàn cảnh, ngành chăn nuôi heo Việt Nam đang rơi vào tình trạng thừa cung. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2011-2016, số lượng heo nuôi ở Việt Nam tăng với tốc độ trung bình 3%/năm, trong khi sức tiêu thụ thịt heo nội địa lại thấp hơn, chỉ tăng 2%. Chi tiết hơn, báo cáo mới nhất của Ipsos Business Consulting (IBC) chỉ ra, năm 2016, trong khi sản lượng đàn heo Việt Nam đạt khoảng 54,5 triệu con thì sức tiêu thụ thịt heo nội địa chỉ 35,8 triệu con.

 

Heo Việt Nam đã tìm đường xuất khẩu. Theo ước tính của Agromonitor, năm ngoái xuất khẩu lợn sống của Việt Nam sang Trung Quốc khoảng 12 triệu con. Cộng thêm nguồn xuất khẩu heo sang Hồng Kông, Malaysia ở mức 200.000 con, nên dư thừa heo của riêng năm 2016 đã lên tới 6,5 triệu con.

 

»› Xem thêm: 3 năm, Trung Quốc 'ăn' 27 triệu con heo của Việt Nam

 

Sang năm 2017, trước khủng hoảng thịt heo đã và đang xảy ra, theo IBC, sản lượng thịt heo của Việt Nam ước sẽ sụt giảm mạnh còn khoảng 39,7 triệu con, một mức cân bằng với nhu cầu thịt heo trong nước. Nhưng IBC cho rằng, Việt Nam cần lưu ý về heo nhập khẩu từ Ý, Ireland, Hà Lan, Đức... Mặc dù heo nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 1% tổng nguồn cung thịt heo cả nước nhưng theo Tổng cục Hải Quan, giá thịt heo nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2017 trung bình chỉ 1,2 USD/kg, tương đương 27.000 đồng/kg.

 

»› Xem thêm: Thịt nhập khẩu có phải “đeo vòng”?

Việt Nam cũng khó trông mong vào xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc khi nước này đã siết lại nhập khẩu thịt heo sống qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam. Kịch bản tích cực mà IBC dự đoán cho năm 2017 là thịt heo Việt Nam có thể xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Campuchia... nhưng sẽ giảm khoảng 80% về sản lượng. Với kịch bản này, Việt Nam ước dư thừa hơn 100.000 con. Trong trường hợp xấu hơn, nghĩa là xuất khẩu tiểu ngạch thịt heo sống sang Trung Quốc vẫn rất thấp như nửa đầu năm nay, IBC cho rằng, dư thừa heo ở Việt Nam có thể lên đến 1,34 triệu con.

 

»› Xem thêm: Đừng nên chờ thị trường Trung Quốc "cứu" thịt heo

 

Giải pháp nào cho ngành chăn nuôi heo?

 

Hiện tại, cơ quan quản lý đang kêu gọi các đơn vị trong ngành dự trữ, chế biến thịt heo trên thị trường như Vissan, Việt Đức, Hapro Hà Nội, Saigon Co.op, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn... gia tăng sức mua, tìm cách chế biến, bán thịt để ổn định thị trường.

 

Về phía xuất khẩu, Việt Nam cũng đã thuyết phục thị trường lớn nhất là Trung Quốc chấp thuận mua thịt heo Việt Nam qua con đường chính ngạch. Nhưng Trung Quốc đặt điều kiện là chỉ nhập khẩu thịt heo đã giết mổ, chế biến.

 

Điều này bắt buộc ngành chăn nuôi heo Việt Nam phải cơ cấu lại hoạt động của ngành, đi vào mô hình khép kín. Theo báo cáo của IBC, thịt heo chăn nuôi trong các trang trại khép kín năm 2016 ước chỉ chiếm 14% tổng đàn heo thịt cả nước. Nếu tính cả nguồn thịt heo từ các công ty tư nhân lớn thì tỉ trọng này mới 20%. Nghĩa là 80% nguồn thịt heo của Việt Nam đến từ các trại chăn nuôi nhỏ lẻ.

 

IBC cho rằng, khủng hoảng trên thị trường thịt heo hiện nay có mặt tích cực là sẽ làm thay đổi tình trạng chăn nuôi theo hướng dịch chuyển dần nguồn cung sang các trại nuôi heo khép kín. Hơn nữa, tình trạng thừa cung buộc các nhà chăn nuôi phải tìm cách khống chế lại sản lượng. Dự kiến từ năm 2018 trở đi, cung cầu thịt heo sẽ ở mức cân bằng. Khi đó, giá thịt heo sẽ tăng trở lại, tạo động lực cho các nhà chăn nuôi.

 

Ngoài ra, nếu các trang trại nuôi heo theo mô hình khép kín và tập trung vào năng suất hiệu quả, các trang trại có thể tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ thực thi một số phương thức như sử dụng thuốc thú y với giá rẻ hơn, áp dụng biện pháp an toàn sinh học, trộn thức ăn cho heo với vài nguyên liệu thay thế phù hợp…

 

Từ trong khủng hoảng thịt heo, thông điệp gửi đi cho các đơn vị tham gia là xuất khẩu tiểu ngạch heo hơi sang Trung Quốc đã ngặt nghèo hơn và Việt Nam khó lòng trông đợi mức đỉnh điểm như đã xảy ra trong các năm 2015-2016.

 

Theo: Viết Nguyên   

Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status