Một bộ xương khỏe mạnh, chắc chắn trong suốt quá trình đẻ của gà mái luôn là điểu vô cùng quan trọng. Hệ thống chuồng lồng tự do cho phép gà đẻ hoạt động nhiều, xương chắc khỏe nhưng cũng mang lại những hạn chế, thách thức mới cho các chủ trang trại.
»› Xem thêm: Một số lý do khiến gà giảm đẻ hay dừng đẻ
Một trong những thách thức mới về mặt “phúc lợi động vật, quyền lợi động vật” mà ngành chăn nuôi gà đẻ trứng theo kiểu lồng tự do đang phải đối mặt đó chính là tỷ lệ gà bị gãy, tổn thương, biến dạng xương gia tăng. Gãy xương không chỉ liên quan đến quyền lợi của con vật mà còn ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất trứng. Cụ thể, 90% các trường hợp liên quan đến xương vào cuối chu kỳ đẻ đều là gãy xương.
Để nâng cao sức bền cho bộ xương của gà đẻ, các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào dinh dưỡng và môi trường sống của gà trong giai đoạn đẻ. Tuy nhiên, giai đoạn này là quá muộn để cải thiện sức bền chắc cho bộ xương hay hạn chế tình trạng loãng xương cho gà.
»› Xem thêm: Dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi gia cầm
»› Xem thêm: Dinh dưỡng Protein cho gà thịt công nghiệp
»› Xem thêm: Dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gia cầm
Một con gà mái hậu bị có bộ xương phát triển hoàn thiện vào lúc 12 tuần tuổi. Sau đó, hệ thống tủy xương cũng được hình thành dần chiếm tới 19% tổng khối lượng xương của cơ thể.
Một bộ xương chắc chắn, một cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng là điều kiện cần thiết của những con gà đẻ hậu bị trước khi bước vào giai đoạn đẻ nếu muốn đạt được năng suất tốt nhất.
Cách 1: Bổ sung các hạt đá vôi nhỏ cho gà đẻ hậu bị từ nhỏ.
Trong các thử nghiệm tại Đại học Nebraska, những con gà mái giống Lohmann Brown và giống Bovan White được nuôi nhốt trong lồng tự do và có bổ sung thêm các hạt đá vôi mịn hoặc thô dạng viên vào trong khẩu phần ăn, với kích thước viên khoảng 0,431-0,879mm. Từ 18 đến 54 tuần tuổi, tất cả gà đẻ đều được ăn cùng chế độ ăn tương tự nhau.
Kết quả của đàn gà mái hậu bị (là gà mái từ 1-18 tuần tuổi, gà mái trước giai đoạn đẻ trứng) được bổ sung các hạt đá vôi nhỏ vào trong khẩu phần ăn:
- Lúc 18 tuần tuổi: tỷ trọng khoáng trong xương cao hơn đàn gà đẻ ăn thức ăn bình thường (không bổ sung đá vôi).
• Những gà nuôi nhốt trong lồng tự do cho tỷ trọng khoáng trong xương cao hơn những gà nuôi nhốt trong lồng truyền thống.
• Những gà đẻ có xương màu trắng cũng có tỷ trọng khoáng trong xương cao hơn những gà mái có xương màu nâu.
- Tỷ lệ gà bị trẹo xương sống thấp hơn đàn nuôi bình thường 2,8 lần.
- Giai đoạn đẻ trứng: vỏ nặng hơn những gà ăn chế độ bình thường.
- Giai đoạn 54 tuần tuổi: có tỷ lệ dị dạng xương ức giảm hơn so với đàn gà đẻ ăn chế độ ăn bình thường.
Tóm lại, bổ sung thêm đá vôi vào trong khẩu phần ăn cho gà mái hậu bị giúp tăng tỷ trọng khoáng trong xương cho gà khi bắt đầu vào giai đoạn gà đẻ và giảm tỷ lệ trẹo xương đáng kể.
»› Xem thêm: Dinh dưỡng cho gà Ai Cập giai đoạn hậu bị
Cách 2: Điều chỉnh cùng lúc cả Canxi tự do và tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn của gà đẻ
Toàn bộ gà thử nghiệm được nuôi theo mô hình chuồng sàn và khẩu phần ăn được điều chỉnh bổ sung như sau:
- Gà đẻ hậu bị từ 1-5 tuần tuổi: chế độ ăn bình thường.
- Gà hậu bị từ 5-14 tuần tuổi:
• Khẩu phần 1: tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,35 xuống còn 0,25%. Bổ sung viên đá vôi dạng mịn có đường kính ≤ 0,431mm.
• Khẩu phần 2: tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,35 xuống còn 0,25%. Bổ sung viên đá vôi dạng thô có đường kính ≤ 0,878mm.
- Gà đẻ hậu bị từ 14-18 tuần tuổi:
• tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,3 xuống còn 0,2%. Bổ sung viên đá vôi dạng thô có đường kính ≤ 0,878mm.
• tỷ lệ phospho trong khẩu phần ăn giảm từ 0,3 xuống còn 0,2%. Bổ sung viên đá vôi dạng mịn có đường kính ≤ 0,431mm.
Kết quả ảnh hưởng của canxi và phospho trong khẩu phần ăn lên bộ xương của đàn gà đẻ:
- Khi bổ sung viên đá vôi thô vào trong khẩu phần ăn, trọng lượng cơ thể gà hậu bị tăng tốt nhất với nồng độ phospho thấp.
- Việc điều chỉnh hàm lượng phospho xuống thấp trong giai đoạn gà đẻ hậu bị giúp cải thiện đáng kể chất lượng vỏ trứng.
- Đối với khẩu phần có bổ sung đá vôi thô, hàm lượng phospho không ảnh hưởng tới tỷ lệ biến dạng xương ức của gà hậu bị nuôi theo kiểu chuồng lồng tự do.
- Khi cung cấp cho gà hậu bị lượng phospho vừa phải, lúc 14 tuần tuổi, những gà đẻ hậu bị ăn khẩu phần ăn có bổ sung thêm viên đá vôi thô có diện tích bề mặt xương lớn hơn đàn gà hậu bị được bổ sung thêm viêm đá vôi mịn.
- Các khẩu phần ăn khác nhau trên không có ảnh hưởng đáng kể đối với các vấn đề trên xương ức.
»› Xem thêm: 3 cách để tối ưu hóa chi phí thức ăn trong chăn nuôi gà
Cách 3: tăng mức canxi trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ hậu bị và gà bước vào giai đoạn đẻ.
Sau khi điều chỉnh lượng phospho phù hợp và tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn (khác với lượng canxi tự do bổ sung ngoài khẩu phần ăn) của gà đẻ hậu bị và gà mái đang đẻ từ 7-52 tuần tuổi, mức độ căng thẳng của gà mái đẻ có sự thay đổi từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng bất kể gà đẻ được nuôi theo hình thức chuồng trại nào.
»› Xem thêm: Chu trình sử dụng Canxi ở gà đẻ - ứng dụng sử dụng thức ăn hiệu quả!
Sức sản xuất của gà mái trắng hơn hẳn gà mái nâu. Những đàn có bổ sung thêm canxi và phospho trong khẩu phần ăn gà mái sản xuất được nhiều trứng hơn, thời gian khai thác sau khi đẻ đỉnh điểm kéo dài hơn. Trọng lượng trứng tăng lên đáng kể nhất là thời kỳ đầu của quá trình đẻ.
Có một mối tương quan thấy rõ giữa hệ thống nhà ở và sự căng thẳng của đàn gà đẻ cũng như tỷ lệ dị dạng xương ức.
Gà mái nâu nuôi trong chuồng lồng có tỷ lệ dị dạng xương ức cao nhất, cao hơn bình thường 10%. Tiếp đến là gà mái trắng nuôi trong lồng hoặc trong chuồng lồng tự do với tỷ lệ xương ức bất thường lên tới 4%. Gà đẻ nâu nuôi trong lồng có tỷ lệ xương ức dị dạng rất thấp.
Ảnh hưởng của canxi và phospho bổ sung trong khẩu phần ăn lớn nhất là lên đối tượng gà mái đẻ nuôi trong lồng. Gà mái đẻ nuôi chuồng sàn không chịu nhiều ảnh hưởng của canxi và phospho lên chất lượng vỏ trứng.
Cách 4: lựa chọn canxi tự do bổ sung cho gà đẻ nuôi trong các hệ thống chuồng sàn.
Một nghiên cứu được bắt đầu từ mùa hè năm 2015 về tác động của việc bổ sung vỏ hàu tự do cho gà đẻ giống HyLine Brown. Vỏ hàu được cung cấp tự do trong các máng ăn nhỏ 2 lần mỗi tuần cho gà chọn lựa. Gà mái rất thích điều đó và thậm chí chúng mổ cả vỏ tươi để ăn, một số con còn bới tung cả đống vỏ hàu.
Sau một thời gian, người ta tiến hành đo độ biến dạng của xương ức, chất lượng vỏ trứng và mật độ khoáng trong xương để đánh giá ảnh hưởng của vỏ hàu lên những gà mái này.
Nghiên cứu cho thấy nếu chúng ta thực hành tốt chương trình dinh dưỡng khoáng cho gà đẻ từ giai đoạn gà con và giai đoạn gà đang phát triển (chứ không phải đợi đến giai đoạn đẻ) thì bộ xương sẽ phát triển tốt hơn rất nhiều khi gà bước vào giai đoạn đẻ.
Hệ thống chuồng sàn tự do (không nuôi lồng) cung cấp các cách thức bổ sung canxi mới phi truyền thống giúp cải thiện đáng kể chất lượng vỏ trứng và sức khỏe bộ xương cũng như làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cho gà đẻ.
VietDVM Team biên dịch.
(theo wattagnet).