Trong 1 thập kỷ qua, sản lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã tăng mạnh từ 13 triệu tấn (mmt) trong năm 2008 lên hơn 23 triệu tấn trong năm 2018, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tuy nhiên, theo các báo cáo thống kê cho rằng một phần lớn trong sự gia tăng này đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo thống kê mới nhất từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong số 240 công ty thức ăn chăn nuôi trong nước được điều tra thì có tới 180 công ty được điều hành bởi các doanh nghiệp địa phương, Tuy nhiên, tổng sản lượng của các doanh nghiệp này chỉ chiếm 40% thị phần tương đương 12,465 tấn.
"Sở dĩ, doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh là do thiếu vốn, đầu tư chậm vào dây chuyền sản xuất hiện đại và thiếu nguyên liệu", ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội cho biết. Tuy nhiên, các công ty lớn trong nước như Masan, Hòa Phát, Hùng Vương và Vingroup đã và đang đầu tư mở rộng sản xuất thức ăn chăn nuôi.
“Hơn nữa, doanh nghiệp FDI có lịch sử nghiên cứu và phát minh thức ăn chăn nuôi phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của heo và gà”, ông Bình nói. Các doanh nghiệp FDI cũng bị lên án vì đã giữ một phần quá lớn sản lượng thức ăn chăn nuôi cho gia cầm của Việt Nam.
Theo chuyên gia tư vấn nông nghiệp Đặng Kim Sơn, các công ty nước ngoài được hưởng lợi từ việc nhập khẩu ngô - một thành phần nguyên liệu thức ăn chính của ngành. Ngô không được trồng đủ số lượng ở Việt Nam do sản lượng kém và thị trường bị phân tán. Bộ NN & PTNT ước tính rằng sản lượng ngô trong nước không thể tăng nhiều hơn 3 mmt, chiếm khoảng một nửa nhu cầu. Nguyên liệu chính của Việt Nam hiện tại là cám gạo và sắn.
Với đà tăng trưởng như hiện nay, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam có thể đạt tới hơn 3,8 triệu USD trong năm nay, theo Bộ Thương mại.
Các nhà máy công suất lớn với vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục được xây dựng.
Kể từ đầu năm nay, đã có ít nhất hai cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mới được các công ty FDI tại Việt Nam khánh thành. Với chi phí lên tới 31,5 triệu đô la Mỹ, một là nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn thứ năm trong nước được tài trợ bởi Tập đoàn CJ Hàn Quốc (Cheil Jedang), được xây dựng ở Hà Nam.
Tiếp đó là tập đoàn Mavin - một doanh nghiệp liên doanh giữa Australia và Việt Nam, đã khánh thành nhà máy mới Mavin Austfeed Đồng Tháp vào tháng 5 năm nay với chi phí 30 triệu đô la Mỹ ở khu vực sông Mekong. Với công suất hàng năm 400.000 tấn, đây là nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn nhất trong cả nước và là tập đoàn thức ăn chăn nuôi lớn thứ năm của Việt Nam. Nhà máy được đầu tư dây chuyền tự động hóa hoàn toàn và công nghệ hiện đại, cơ sở có hệ thống cầu cảng riêng của mình, có thể phục vụ tàu lên đến 5.000 tấn với băng chuyền và robot để bốc dỡ tự động.
Phạm Nga