Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

| Ngày05/05/2022

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng. Động thái trên nhằm tăng cường nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước sau sự gián đoạn do cuộc khủng hoảng tại Ukraine gây ra.

 

Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu với Nguyên liệu TACN
Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu với Nguyên liệu TACN

 

Trước đó, liên tục trong nhiều tuần qua, nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi trong nước đã phàn nàn về tình trạng thiếu hụt ngũ cốc được sử dụng trong hỗn hợp thức ăn chăn nuôi, chẳng hạn như lúa mì và ngô. Đại diện nhiều doanh nghiệp đã hối thúc, kiến nghị chính phủ giảm bớt các biện pháp kiểm soát nhập khẩu nhằm bảo vệ nông dân địa phương.

 

Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 29% khối lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu và 19% xuất khẩu ngô. Tuy nhiên chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhắm vào Ukraine hồi cuối tháng Hai đã khiến cho nguồn cung ngũ cốc tại khu vực này bị thắt chặt và gián đoạn.

 

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cho rằng, một giải pháp hiện đang được đề xuất chính phủ là tạm thời hủy bỏ các biện pháp kiểm soát nhập khẩu lúa mì, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7.

 

Hiện tại, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan đã đều phải thay đổi công thức thức ăn chăn nuôi chủ yếu là ngô với tỷ lệ 3-1 từ các nhà cung cấp trong nước, trong khi chờ đợi có hạn ngạch nhập khẩu lúa mỳ.

 

Ngoài ra một biện pháp khác cũng được lên kế hoạch là sẽ giảm bớt kiểm soát nhập khẩu ngô, bằng cách cấp phép nhập khẩu tới 600.000 tấn và miễn thuế 20% so với cùng kỳ. Ông Jurin, người kiêm giữ chức vụ phó thủ tướng Thái Lan nói thêm rằng, lượng nhập khẩu ngô như vậy sẽ tăng đột biến so với cùng kỳ, từ mức 54.700 tấn.

 

Bộ Thương mại Thái Lan dự kiến sẽ đề xuất chính phủ nhập khẩu tới 1,2 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, bao gồm ngô, lúa mì và lúa mạch từ tháng 5 đến tháng 7 tới.

 

Theo các chuyên gia, khu vực chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung của Thái Lan nắm giữ một vị thế quan trọng không chỉ đối với quốc gia này mà còn ảnh hưởng lớn đến khu vực và thế giới. Hiện nhiều mặt hàng nông sản của Thái Lan đã có vị thế nhất định đối với người tiêu dùng toàn cầu.

 

Trong nhiều năm qua, quá trình tăng trưởng nhanh và đa dạng hóa mạnh mẽ của nền nông nghiệp Thái Lan là nhờ những chính sách đúng đắn, mang tính quyết định của chính phủ. Trong đó lấy nông nghiệp làm điểm xuất phát trong thời kỳ quá độ lên công nghiệp, chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách, biện pháp có hiệu quả để can thiệp vào nông nghiệp, dựa trên cơ chế thị trường tự do. Nhà nước chủ yếu can thiệp một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm thông qua các chính sách thương mại, đầu vào, giá cả, tiếp thị, khuyến nông, giống…

 

Trước đó theo trang Feedstrategy, tập đoàn chăn nuôi hàng đầu Thái Lan CP Group đã hoàn tất thương vụ thâu tóm 43 doanh nghiệp chăn nuôi của Trung Quốc thông qua Chia Tai Investment, công ty con thuộc CP Foods trong một thỏa thuận trị giá 4,1 tỷ USD. 43 doanh nghiệp được chuyển giao này phân bố tại khắp 22 tỉnh thành, với tổng công suất nuôi 7,2 triệu con lợn mỗi năm.

 

Thịt lợn là mặt hàng không thể thiếu trên bàn của người dân Trung Quốc. Đây cũng là thị trường lớn nhất thế giới khi vào năm 2019 ước tính đạt giá trị khoảng 200 tỷ USD. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi cùng với lũ lụt đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành sản xuất này tại Trung Quốc.

 

 

Tác giả: Kim Long (BKP)         
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status