Rất khó để tìm ra những từ ngữ nào để có thể mô tả chính xác ngành chăn nuôi heo Đan Mạch. Với tinh thần ham học hỏi tột độ và sự cải tiến liên tục, đất nước này đã trở thành tấm gương sáng cho ngành công nghiệp chăn nuôi heo của nhiều quốc gia trên thế giới.
»› Hoà Phát và Hùng Vương vừa bắt đầu nhập lợn năm 2016 từ Đan Mạch
Có nhiều ý kiến lập luận mạnh mẽ cho rằng ngành chăn nuôi heo Đan Mạch là một ví dụ điển hình cho các số liệu “chuẩn” về sản xuất và tiếp thị thịt heo trên toàn cầu trong thế kỷ 21. Đây là một tuyên bố khá mạnh mẽ nhất là từ sau khi tổ chức lương thực thế giới (FAO) thống kê 6 nhà sản xuất thịt heo nhiều nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Brazil và Việt Nam đều là những ngước có hiệu suất chăn nuôi heo thấp hơn Đan Mạch nhiều lần.
Với kỹ thuật chăn nuôi heo tiên tiến, hiện đại, Đan Mạch cần ít “đầu vào” hơn để sản xuất ra nhiều heo và thịt heo hơn mà vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện đại và cả các tiêu chuẩn trong tương lai về kiểm soát dịch bệnh, sức khỏe động vật, phúc lợi động vật, lực lượng lao động trong nông trại và trong lò mổ.
Người ta ngạc nhiên hơn khi biết ngành chăn nuôi heo Đan Mạch là một ngành công nghiệp non trẻ nhưng đã có những định hướng, kế hoạch lâu dài cho việc xuất khẩu và cho từng khách hàng một cách rất bài bản.
Đất nước Đan Mạch nhỏ bé.
- Đan Mạch là một quốc gia tương đối nhỏ, với diện tích 43.094 km2. Đất nước này có khí hậu ôn hoà dễ chịu với mùa đông có gió nhẹ và mùa hè mát mẻ. Thêm vào đó, địa hình Đan Mạch đa phần là đồng bằng khá thấp và bằng phẳng, là điều kiện tuyệt vời cho nông nghiệp nói chung và chăn nuôi heo nói riêng. Hầu hết đất đai của Đan Mạch đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (63,4%). Các sản phẩm nông nghiệp chủ chốt bao gồm lúa mạch, lúa mì, khoai tây, củ cải đường, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa và cá. Dân số Đan Mạch khoảng 6 triệu người, với thủ đô Copenhagen là thành phố lớn nhất của đất nước (1,3 triệu dân).
Ngành công nghiệp sản xuất heo đẳng cấp thế giới.
Không thể phủ nhận một điều rằng các nông dân chăn nuôi heo của Đan Mạch có đẳng cấp thế giới khi trung bình số heo con cai sữa sống sót trên 1 heo nái/năm của họ luôn cao nhất thế giới với 30,5 con (trung bình Việt Nam là 15-16 con/nái/năm; trung bình thế giới là 24 con/nái/năm).
»› Nâng cao số lượng heo con sơ sinh
»› 10 biện pháp nâng cao năng suất heo nái
Năng suất chăn nuôi heo này có nghĩa càng ngày càng có nhiều heo được sản xuất ra từ ít con nái trong nhiều năm. Người Đan Mạch rất giỏi trong việc sản xuất heo con đến nỗi những người chăn nuôi ở Đức - nước hàng xóm với Đan Mạch, sẵn sàng mua heo cai sữa ở Đan Mạch về nuôi.
Gần đây, nông dân Ba Lan đã phát hiện ra rằng người Đan Mạch có thể chăn nuôi heo con khỏe mạnh với giá thành rất cạnh tranh, nhờ đó mà xuất khẩu heo sống từ Đan Mạch sang Ba Lan đã bùng nổ.
Nông dân Đan Mạch mặt bằng chung là trẻ hơn, sáng tạo hơn và họ hợp tác với nhau rất chặt chẽ. Họ cũng được hỗ trợ mật thiết bởi tổ chức nghiên cứu heo (do nông dân sở hữu và chi trả) đầu tư vào nghiên cứu di truyền, phúc lợi động vật, giảm thuốc kháng sinh và vô số các chủ đề quan trọng khác – là những điều quan trọng cho tương lai ngành công nghiệp sản xuất và chăn nuôi heo.
Ngành công nghiệp chế biến thịt heo rất hiệu quả của Đan Mạch.
Nông dân Đan Mạch (giống như tất cả những người nông dân khác) cần một ngành công nghiệp chế biến quy mô lớn, hiệu quả để có thể đưa thịt heo của họ vượt ra khỏi trang trại chăn nuôi heo. Và ngành công nghiệp chế biến, tiếp thị và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng của Đan Mạch cũng là một ví dụ điển hình.
Hệ thống nhà máy chế biến thịt heo của Đan Mạch (Đan Mạch Crown, một trong ba nhà chế biến thịt heo hàng đầu trên thế giới) do chính nông dân sở hữu. Do đó, các nông dân Đan Mạch chiếm một phần lớn trong chuỗi giá trị của họ và chuỗi giá trị này tạo ra khoảng 2 triệu tấn thịt heo được sản xuất hàng năm và gần 4 tỷ euro xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu này chiếm khoảng 2/3 lượng thịt heo được sản xuất bởi nông dân Đan Mạch, và trên cơ sở đó, Đan Mạch có lẽ có thể tự xưng là nước có ngành chăn nuôi heo xuất khẩu theo định hướng số 1 trên thế giới hiện nay.
Tổng số heo và tổng số heo nái của Đan Mạch từ tháng 4 năm 2002 cho tới tháng 7 năm 2016.
Đan Mạch đã chăn nuôi heo như thế nào?
Người nông dân Đan Mạch họ luôn luôn rất chủ động trong mọi việc. Chủ động tìm kiếm kiến thức, chủ động nhận ra và chuẩn bị cho những thách thức mới trước mắt, chủ động thay đổi để tốt hơn lên và phải nhấn mạnh là họ thực sự mong muốn, khao khát thay đổi, cải tiến mỗi ngày.
Một ví dụ của sự thay đổi là “bảng tăng trưởng” để tăng số heo con sinh ra một cách hoàn thiện. Khoảng 19 triệu con heo đã được giết mổ ở Đan Mạch vào năm 2015. Đây là mức tăng nhẹ so với năm 2014 nhưng không đủ để giữ cho Đan Mạch vận hành hết công suất. Ngoài ra, rất nhiều heo con cũng đang được xuất bán cho Đức và Ba Lan thay vì được nuôi thịt ở Đan Mạch.
SEGES, trung tâm nghiên cứu chăn nuôi heo Đan Mạch đang phát triển các sáng kiến cụ thể để cải thiện kết quả tài chính của các đơn vị chế biến và xuất khẩu, tăng số lượng heo giết mổ và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho ngành chăn nuôi heo Đan Mạch.
Họ cũng phá vỡ những giới hạn mới về việc sử dụng kháng sinh (Đan Mạch vẫn đang tiếp tục thử nghiệm làm thế nào để giảm sử dụng thuốc kháng sinh xuống bằng không) và tiến tới sẽ chuyển sang chăn nuôi heo nái đẻ trong chuồng “lồng tự do” (nghĩa là heo nái có thể di chuyển tự do trong chuồng nuôi) sau khi cấm chăn nuôi heo nái trong chuồng lồng truyền thống như hiện tại. Loại bỏ thiến và cắt đuôi là những chính sách khác đang được SEGES nghiên cứu.
Những thách thức trong tương lai của chăn nuôi heo Đan Mạch.
Liệu tương lai có thuận lợi mãi như vậy với Đan Mạch? Câu trả lời là không và những nông dân Đan Mạch họ luôn thấy được những thách thức và nguy cơ trước mắt. Ví dụ như việc tăng trưởng của xuất khẩu heo sống trực tiếp luôn là con dao 2 lưỡi – nó đem lại doanh thu và lợi nhuận cho người gây giống (và các nhà cung cấp giống Đan Mạch) nhưng nó là mối đe dọa với các nhà chế biến.
Ngoài ra, toàn bộ ngành công nghiệp này cũng rất dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh nguy hiểm như sốt heo châu Phi hay các bệnh trên heo khác đòi hỏi sự kiểm dịch chặt chẽ với những heo di chuyển….
Một thách thức khác nữa chính là giới hạn hữu hạn về kích thước tử cung của heo nái – liệu người Đan Mạch có thể tiếp tục tăng số heo con sinh ra/nái/năm vào năm tới hay không? Liệu Đan Mạch Crown và nhà sản xuất thịt lớn nhất của Đức – 2 gã khổng lồ trong thế giới chế biến thịt có thể cùng tồn tại khi chiến lược mới của họ bắt đầu cạnh tranh với nhau?
VietDVMTeam biên dịch
Nguồn: Pigprogress