Côn trùng - nguồn thức ăn chăn nuôi mới cho vật nuôi

| Ngày14/04/2016

Trước khi nhét miếng thịt xông khói vào chiếc bánh sandwich, bạn có bao giờ tự hỏi chú heo này đã từng ăn những gì?

Thức ăn chăn nuôi từ côn trùng đang mở ra một hướng mới cho nhành công nghiệp chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi từ côn trùng đang mở ra một hướng mới cho nhành công nghiệp chăn nuôi

Đa phần các bạn đang tiêu thụ thịt của những gia súc được nuôi bằng các nguồn protein thực vật như đậu nành chẳng hạn. Tuy nhiên khi các nguồn protein bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầmngày một cạn kiệt thì nhu cầu về một nguồn protein thay thế bền vững mới là tất yếu.

Một dự án ở châu Âu mang tên PROteINSECT, với sự quy tụ của các chuyên gia hàng đầu từ châu Âu, Trung Quốc và châu Phi đang nghiên cứu việc sử dụng protein từ ấu trùng côn trùng được nuôi trên các chất thải hữu cơ để làm protein bổ sung vào trong thức ăn chăn nuôi cho heo, gà và cá.

Các thử nghiệm cho heo ăn của nhóm nghiên cứu thời gian gần đây đã thu hút sự chú ý của không chỉ những cá nhân, tổ chức trong ngành thức ăn chăn nuôi mà còn được rất nhiều các cơ quan truyền thông trong đó có đài truyền hình BBC chú ý và đưa tin.

Hiện dự án có tới 12 đối tác dến từ 7 quốc gia khác nhau và được điều phối bởi Fera Sciences Ltd tại Vương Quốc Anh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 4 tới đây.

Báo động thâm hụt nguồn protein bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

Với sự gia tăng chóng mặt của dân số toàn cầu, kéo theo nhu cầu về lương thực thực phẩm đặc biệt là thịt tăng theo và trở thành một thách thức mới không riêng của một quốc gia nào.

Hiện nay có hơn 80% nhu cầu protein cho chăn nuôi trong Liên minh châu Âu (EU) được nhập khẩu từ các nước ngoài EU. chẳng hạn như thức ăn chogia cầm ở EU vẫn dựa vào bột đậu nành là một nguồn chính cung cấp protein chất lượng cao.

Nghị viện châu Âu đã ra một nghị quyết kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng thâm hụt protein bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như hiện nay, nhằm giảm việc nhập khẩu các loại cây trồng giàu đạm để thay thế vào đó là một nguồn protein khác.

Cho đến hiện nay, côn trùng là một giải pháp tiềm năng để giảm bớt tình trạng thâm hụt protein này. Được xem như một thành phần tự nhiên trong chế độ ăn của gà và heo, chúng cung cấp một nguồn giàu protein dễ tiêu hóa. Ấu trùng ruồi đang là đối tượng nghiên cứu đặc biệt có khả năng đáp ứng nhu cầu protein cho thức ăn chăn nuôi, trong khi chờ đợi một giải pháp thay thế tốt hơn.

Thử nghiệm bổ sung côn trùng vào trong thức ăn chăn nuôi của gà ở châu Phi.

Bổ sung côn trùng vào thức ăn chăn nuôi có thực sự khả thi?

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng:

Một số loại côn trùng chẳng hạn như loài ruồi trong dự án này (Musca domestica) có giá trị dinh dưỡng khá cao.

Dự án tập trung đánh giá 2 chỉ số khi bổ sung côn trùng thô và protein chiết xuất từ côn trùng vào trong khẩu phần thức ăn:

- Hiệu suất kinh tế của vật nuôi ăn thức ăn có bổ sung côn trùng.

- Các vấn đề sức khỏe của gà.

Trong một buổi thử nghiệm trên gà thịt diễn ra tại châu Âu, các nhà khoa học cũng đã quan sát, so sánh và đánh giá đàn gà ăn thức ăn bình thường và đàn gà được bổ sung protein côn trùng vào trong khẩu phần ăn. Nhìn chung kết quả giữa 2 đàn là khá giống nhau, nghĩa là nguồn đạm từ côn trùng có thể thay thế các nguồn đạm hiện tại trong thức ăn chăn nuôi.

Điều này đã được khẳng định thêm tại các cuộc thử nghiệm của dự án trên nhiều quốc gia khác cũng là thành viên của dự án. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này vẫn đang cần được khẳng định và xem xét lại trước khi được công nhận rộng rãi và đưa vào thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Trang trại côn trùng ở Hà Lan chuẩn bị cho tương lai mới của ngành thức ăn chăn nuôi.

Những bước tiếp theo của dự án bổ sung côn trùng vào thức ăn chăn nuôi.

PROteINSECT đang tiếp tục nghiên cứu phát triển và chuẩn bị các báo cáo để trình cho Nghị viện châu Âu để trước mắt là bảo vệ các nghiên cứu của họ và sau đó là hy vọng giải quyết vấn nạn lớn cho ngành thức ăn chăn nuôi. Báo cáo sẽ được trình bày tại cuộc hội thảo cuối cùng của dự án vào ngày 27 tháng 4 sắp tới đây.

VietDVM team biên dịch
(theo allaboutfeed)  

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status