Cuộc chiến bắt đầu khi Mỹ áp dụng quy định dán nhãn hàng hóa (COOL) đối với sản phẩm thịt heo nhập khẩu từ nước ngoài bắt đầu từ năm 2008.
Nghĩa là theo quy định này, toàn bộ số thịt heo nhập khẩu được bày bán tại các cửa hàng tạp hóa của Mỹ đều phải được dán nhãn ghi rõ từ con giống, nơi chăn nuôi đến nơi giết mổ.
Chiến tranh thương mãi giữa Mỹ vớ Canada và Mexico
Những người ủng hộ đạo luật này cho rằng, người tiêu dùng có quyền được biết hàng hóa họ dùng có nguồn gốc từ đâu và tỏ ra không hài lòng trước các ý kiến chỉ trích và không tán thành của các tổ chức và nhiều người khác.
Ngược lại, các tập đoàn công nghiệp Canada và Mexico lại cho rằng đạo luật này đã làm tăng thêm rất nhiều chi phí cho hoạt động xuất khẩu của họ dẫn đến một số nông dân của họ có thể sẽ mất việc. Hơn nữa, việc dán nhãn hàng hóa này cũng không phù hợp với các quy định của WTO.
Bộ nông nghiệp Canada ước tính, tổng thiệt hại do quy định này gây ra cho nước này lên tới 1 tỷ đô mỗi năm.
Vì lý do đó, 2 nước này quyết định đệ đơn kiện lên WTO buộc Mỹ phải bỏ ngay những quy định này và WTO đã đồng ý đứng về phía Canada và Mexico trong tranh chấp này.
Sau đó, vào năm 2013 Mỹ bắt đầu xem xét lại quy định dán nhãn xuất xứ thịt để thông qua 1 dự luật sửa đổi và một cuộc tranh luận nổ ra ngay trong nội bộ quốc hội Mỹ.
Trong khi hạ viện cho rằng cần sửa đổi lại quy định này nhằm tránh những thiệt hại nếu 2 nước này tiến hành trả đũa thương mại Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp thuộc Hạ Viện Mỹ Michael Conaway đã kêu gọi Washington hành động mau lẹ để tránh “một cuộc chiến thương mại kéo dài với hai đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ".
Tuy nhiên, thượng viện Mỹ lại rất khó khăn để thông qua. Người đứng đầu phe Dân chủ tại ủy ban này, Collin Peterson, lại phản đối việc bãi bỏ luật trên và cho rằng cần có thêm thời gian để cân nhắc kỹ càng.
Cuộc tranh luận nội bộ kéo dài và Mỹ vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào, trong khi đó thịt heo nhập khẩu vào Mỹ vẫn phải dán nhãn như từ trước tới giờ.
Tháng 10/2014, WTO đã ra phán quyết lần thứ ba về việc Mỹ đã phớt lờ kiến nghị của hai nước láng giềng Canada và Mexico, cũng như hai phán quyết trước đó của tổ chức này khi không tiến hành điều chỉnh COOL phù hợp với các quy định thương mại quốc tế.
Cùng với đó, WTO cũng đã mở đường cho Canada và Mexico trong việc tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại nhằm vào Mỹ. Tháng 6 vừa qua, Canada đã đệ trình một yêu cầu nhằm áp đặt số thuế quan hơn 3 tỷ USD/năm đối với các hàng hóa của Mỹ nếu tranh chấp này không được giải quyết một cách nhanh chóng.
Cụ thể, nếu bộ luật này không được xóa bỏ sớm, Canada đe dọa đánh thuế trả đũa 38 loại sản phẩm từ Mỹ, có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 8 tỷ USD, với tổng số thuế trừng phạt có thể lên tới 3 tỷ USD.
Bộ trưởng Nông nghiệp Canada Gerry Ritz cho rằng Mỹ không có nhiều sự lựa chọn, cũng như không có nhiều thời gian. Ông Ritz cảnh báo Thượng viện Mỹ không nên giảm nhẹ đạo luật này bằng yêu cầu dán một loại nhãn khác nào đó, điều đó sẽ khiến Canada và Mexico không hài lòng bởi vì hai nước này muốn hoàn toàn xóa bỏ đạo luật này.
Cùng quan điểm với Canada, giới chức Mexico cảnh báo sẽ tìm các biện pháp trả đũa thương mại Mỹ để bù lại khoản thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm triệu đô mỗi năm do Mỹ áp dụng COOL.
Dù vậy, cho đến nay Mỹ vẫn chưa có bất kỳ 1 quyết định chính thức nào. Và cho dù cuộc chiến này có tiếp tục hay chấm dứt thì thiệt hại lớn nhất vẫn đổ lên đầu những doanh nghiệp, những người dân vô tội.
VietDVM team tổng hợp.