Để giữ cho vật nuôi không chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới luôn được khỏe mạnh, Sở nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chỉ đạo cho Cục kiểm dịch động vật, thực vật Mỹ (APHIS) tiến hành giám sát bệnh dịch chặt chẽ cả trong và ngoài biên giới nước Mỹ. Sau đây là cách mà họ đã áp dụng, hy vọng qua đây chúng ta cũng có thêm những bài học bổ ích.
Kiểm dịch động vật chặt chẽ từ biên giới.
Tại mỗi cửa lớn ở sân bay quốc tế và cảng biển, APHIS đã đào tạo một đội ngũ các nhân viên để kiểm tra hàng hóa, đảm bảo sạch bệnh, an toàn. Vấn đề an ninh nông nghiệp này cũng đã được tiểu ban nông nghiệp thảo luận trước hạ viện Mỹ vào hồi đầu tháng 3 vừa rồi.
“Chúng tôi chỉ cho phép nhập khẩu khi chúng tôi xác nhận được lô hàng đó an toàn” – Kevin Shea, quản trị viên của cục kiểm dịch động vật, thực vật Mỹ cho biết. “gia súc sống và thịt động vật từ các nước khác được thử nghiệm tại biên giới trước khi được phép nhập khẩu vào Mỹ” – Jack Shea, phó ban hành động dịch vụ thú y APHIS cũng cho biết thêm.
“Phát hiện sớm là chìa khóa để ngăn chặn sự bùng nổ dịch bệnh lớn” – ông nói.
Với đại gia súc, các bệnh được cục kiểm dịch động vật, thực vật - APHIS đặc biệt quan tâm bao gồm sẩy thai truyền nhiễm (brucella), lao và lở mồm long móng.
Sẩy thai truyền nhiễm và lao là 2 bệnh có thể lây truyền sang người, theo báo cáo, cả 2 bệnh này đều đã được xóa sổ tại thị trường thịt bò Mỹ. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại 1 tỷ lệ bệnh nhỏ thỉnh thoảng lại xuất hiện. Vật thường lây nhiễm mầm bệnh từ bò rừng hay động vật hoang dã khác.
Toàn bộ các giải pháp hiện tại đều hướng tới việc bảo vệ đường biên giới Hoa Kỳ sạch bệnh.
Đối với Canada, vì cả 2 nước có mối quan hệ giao thương khá thân thiết với nhau từ trước, thậm chí các quan chức của cục kiểm dịch động vật Mỹ đã khá hiểu về cấu trúc bộ máy thú y hiện tại của Canada nên cho phép APHIS có một thỏa thuận riêng với Canada. Toàn bộ vật nuôi từ Canada xuất khẩu sang Mỹ và ngược lại không bắt buộc phải kiểm tra ở biên giới, chỉ thi thoảng kiểm tra đột xuất cho nên các quan chức thú y của 2 nước phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc động vật mắc bệnh hay thịt nhiễm bệnh sẽ không được phép qua biên giới của 2 bên. Nghĩa là hợp tác trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.
Có ba trung tâm kiểm dịch ở Mỹ để giữ động vật trong quá trình đợi kết quả xét nghiệm. Các trung tâm được đặt tại California, New York và Florida. Tất cả mọi đối tượng từ gia súc chăn nuôi cho đến động vật sở thú sẽ được kiểm dịch tại các trung tâm, ông Shere nói.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kiểm dịch động vật với các doanh nghiệp, tổ chức trong ngành.
Ngoài việc kiểm tra tại chỗ trước khi nhập khẩu vào Mỹ, các quan chức APHIS vẫn phải làm việc chặt chẽ với các doanh nghiệp nhập khẩu và các cơ quan thú y địa phương để họ hiểu được các mối nguy hiểm và các nguy cơ mà họ có thể sẽ phải gánh chịu nếu không tuân thủ các quy đinh trong kiểm dịch động vật, từ đó giúp giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại có thể xảy ra. “đó là một quá trình giáo dục” – ông Shere nói.
Giám sát, theo dõi dịch bệnh của các nước khác để đưa ra chính sách kiểm dịch động vật phù hợp với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của từng quốc gia:
“chúng tôi làm việc và đánh giá mức độ rủi ro đối với các nước. Chúng tôi nhìn vào cơ sở hạ tầng thú y của họ, nhìn vào các dịch bệnh đang lưu hành hiện tại của họ sau đó quyết định mức độ nguy hiểm từ quốc gia đó mang lại rồi đưa ra những chính sách và quy định kiểm dịch động vật phù hợp dựa trên những đánh giá rủi ro đó” - ông Shere nói – “mỗi quốc gia sẽ có một chút khác biệt”.
Tương tự như vậy, các nước khác cũng có thể theo dõi tình hình dịch bệnh của Mỹ để có các quyết định, hành động cho phù hợp với tình hình của nước mình.
Ông cũng nói thêm, cục kiểm dịch động vật Mỹ không những cần làm việc chặt chẽ với các quan chức nông nghiệp của các quốc gia khác để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch mà còn phải phối hợp với chính quyền của các tiểu bang trong nước Mỹ để đối phó nếu có dịch bệnh bùng phát.
Ông Shea cho biết trở ngại lớn nhất của APHIS hiện nay là thiếu các dịch vụ thú y. Ông yêu cầu bộ nông nghiệp tài trợ thêm 80 kỹ thuật viên trên toàn quốc để đảm bảo APHIS có thể phản ứng nhanh hơn với dịch bệnh.
"Cục kiểm dịch động vật Mỹ sẽ xem xét tất cả các quốc gia trước khi hoàn tất một thỏa thuận nào," ông nói. Mục đích là để có mối quan hệ tốt trong ngành nông nghiệp. Một mặt phải đảm bảo an toàn dịch bệnh nhưng đồng thời cũng có thể đưa ra các chương trình, chính sách nhằm tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau cùng tạo ra một nền chăn nuôi sạch bệnh.
VietDVM team biên dịch
(theo thepoultrysite)