Tại Mỹ các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm động lực cao (HPAI) do virus H5N2 đã được kiểm soát nhưng vẫn còn những nỗi lo ngại về các ổ dịch mới do loài chim di cư di chuyển về phía nam vào mùa thu. Theo báo cáo của Eric Gingerich (chuyên gia kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm tại Diamond V).
Nhiệt độ theo mùa cao hơn cùng với sự tăng trưởng của các loại cây nông nghiệp (bắp, đậu nành) xung quanh chuồng nuôi đã giúp giảm thiểu phát tán virus cúm ra môi trường thông qua gió và bụi.
Mô hình 3D cúm gia cầm (dự án Monkey media)
Tuy nhiên, trong mùa hè, các loài chim di cư sẽ gặp nhau ở Bắc Cực và làm tăng nguy cơ nhiễm mầm bệnh khi chúng trở lại vào mùa thu và điều đó làm tăng nguy cơ bùng pháu dịch cúm gia cầm H5N2. Điều đó trở thành mối đe dọa của các quốc gia trong một thời gian dài. Những tổn thất do cúm gia cầm gây ra cho các nhà sản xuất gia cầm ở miền Trung Tây hoa kỳ là rất lớn. Cụ thể, những mất mát do cúm gây ra trên gà tây chiếm tới 3,1% của tổng sản suất hàng năm của Mỹ. Đối với gà đẻ, tổn thất do cúm gây ra chiếm 11,2% so với tổng số lượng gà đẻ tính đến tháng 3 năm 2015. Năm bang ở miềm trung tây nước Mỹ được thống kê là có tổn thất nặng nề nhất được thể hiện ở bảng:
Khi dịch cúm gia cầm lây lan, sản xuất trứng và hàng tồn kho giảm làm cho giá cả tăng vọt vào cuối tháng 4 (biểu đồ).
Ngoài ra, theo báo cáo của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) về trang trại gà giống thì số lượng trứng gà tây ấp đã giảm 5%; gà và vịt hậu bị giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ giá thịt gia cầm tại Mỹ
Làm tế nào để các cơ quan chức năng có thể tiêu hủy và sử lý loài chim di cư trên khu vực nhiễm bệnh?
Để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh thì việc xử lý loài chim di cư tại khu vực chăn nuôi đang nhiễm bệnh là một vấn đề cần thiết.
Khi một khu vực bị nhiễm bệnh, các đàn chim xung quanh khu vực trong vòng bán kính 6,2 dặm (gần bằng 10km) đã được kiểm tra và đã thấy sự xuất hiện của virus cũng như các yếu tố nguy hiểm (phạm vi tìm kiếm thức ăn, hoạt động của cả đàn chim ....). Sự di chuyển của những bầy chim này phải được xét ngiệm một số chỉ tiêu, nếu các chỉ tiêu này đạt yêu cầu và được sự cho phép của USDA thì các loài chim này mới được di cư. Trước khi đàn chim được phép di cư thì các nhà nghiên cứu phải thống kê tỷ lệ tử vong hằng ngày của từng bầy đàn trong một khu vực và phải đảm bảo rằng không có triệu chứng lâm sàng của cúm gia cầm.
Ở các trang trại bị nhiễm, người ta tiêu hủy gà tây chủ yếu bằng cách sử dụng bọt chữa cháy nhưng đối với gà tây già thì phương pháp này khó thực hiện hơn và tốn lượng bọt hơn. Đối với gà đẻ và gà hậu bị thì lồng nuôi được sử dụng để phun bọt chữa cháy nhằm giết chết đàn gà mặc dù kỹ thuật này vẫn chưa thu được hiệu quả cao. Tiêu hủy gia cầm bằng phương pháp này chưa thành công do thiếu nguồn CO2. Ngoài ra, quá trình này khá tốn thời gian, cồng kềnh và cái chết đến với những con gia cầm diễm ra rất chậm. Chính vì vậy, việc tìm một biện pháp để giúp đàn gia cầm hoặc đàn chim có một cái chết "nhẹ nhàng" là một vấn đề cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Xử lý một số lượng lớn các loài chim chết là một công việc khá nặng nhọc. Các phương pháp xử lý đang được thực hiện đó là: chôn, đốt, ủ phân... Phương pháp phổ biến nhất để xử lý đối với phân gà tây là ủ phân ngay trong nhà gà.
Đối với gà đẻ, nó không thể ủ phân trong nhà gà mà không sử dụng hố, chính vì vậy các nhà sản xuất đang phải sử dụng bãi chôn lấp, đốt, vận chuyển đến bãi rác, ủ trên ruộng ...
Vấn đề phục hồi các quần thể trên khu vực nhiễm bệnh không thể diễn ra cho đến khi trong khu vực nhiễm bệnh đã được "làm sạch", khử trùng, được thử nghiệm âm tính với virus và đã trải qua 21 ngày. Ngoài ra, để vấn đề phục hồi đàn gia cầm đạt được hiệu quả cao thì các bầy chim trong vùng giám sát xung quanh khu vực nhiễm bệnh cũng phải đủ điều kiện về an toàn dịch bệnh.
Làm thế nào để các nhà sản xuất có thể "đẩy" virus cúm gia cầm ra xa bầy đàn của họ?
Tăng cường an toàn sinh học và xây dựng các "chiến thuật" là các phương pháp mà các nhà sản xuất đang sử dụng để đẩy lùi cúm gia cầm ra khỏi đàn gia cầm của họ.
- Đối với không khí, nước, thức ăn chăn nuôi:
+ Hệ thống ra vào của không khí phải chặt chẽ để bụi bẩn không thể xâm nhập từ bên ngoài.
+ Bộ lọc được đạt ở các vị trí khác nhau trên đường dẫn khí để lọc bụi.
+ Tăng nồng độ clo trong nước hoặc khử trùng nước bằng iod để giảm ô nhiễm nguồn nước.
+ Bổ sung formaldehyde vào thức ăn chăn nuôi để giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ trong hạt hoặc thức ăn.
+ Bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn chăn nuôi nhằm nâng cao sức đề kháng của gia cầm.
- Khử trùng
+ Hằng ngày phun sương có chất khử trùng nhưng không gây độc hại đối với gà hoặc phun thường xuyên vào đường ống dẫn khí và các khu vực thông gió để giảm thiểu các loại virus bay trong không khí và có thể đã vào hệ thống khí.
+ Vệ sinh và sử dụng chất sát trùng cho trần nhà, bên trên cửa ra vào, nơi mọi người ra vào hoặc nơi mà không khí bên ngoài có thể được kéo vào do áp lực của quạt hút.
+ Vệ sinh hằng ngày và khử trùng lối đi quanh chuồng nuôi.
- Công nhân
+ Nghiêm chỉnh tuân thủ một số quy định của trại: những người lao động làm việc ở trong khu vực gà không được vào khu vực xử lý trứng. Là tốt nhất nếu trang trại có một lối vào khu xử lý trứng riêng biệt.
+ Xem xét các khu vực xung quanh trại xem có sự di chuyển của các loài chim di cư không. Nếu người lao động phải đi qua khu vực đó thì cần có những biện pháp phòng ngừa bằng cách vệ sinh bảo hộ lao động và tay chân.
+ Tất cả các loài chim di cư phải có một "giấy chứng nhận hợp chuẩn" (COC) từ khu vực xuất phát. Các thành viên kiểm tra loài chim di cư sẽ dùng quần áo bảo hộ sạch sẽ lấy từ các trang trại và sẽ không được có mặt trong các hoạt động chăn nuôi gia cầm khác trong vòng 48 đến 72 giờ.
+ Việc thiết lập đường đi tách biệt các khu vực cho du khách và nhân viên, thay quần áo bảo hộ, ủng, rửa mặt và chân tay là rất cần thiết.
+ Yêu cầu không ai được phép đi vào trang trại mà không đi qua hệ thống lối vào.
- Người lái xe tải và những người khác:
+ Cấm lái xe tải đi từ xe vào khu vực chăn nuôi gia cầm.
+ Cần xây dựng các trạm rửa lốp xe và bánh xe tự động tại các trang trại,
+ Yêu cầu các tài xế xe vận chuyển thức ăn chăn nuôi vẫn ở lại trong cabin xe và những công nhân khác có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn vào kho chứa. Đối với gas và các sản phẩm khác cũng được áp dụng một hệ thống tương tự như thế.
+ Các tài xế xe tải vận chuyển trứng từ trại đi nơi khác cũng phải tuân thủ theo hệ thống như trên.
+ Yêu cầu một "chứng nhận hợp chuẩn" (COC) cho các tiết bị vận tải bao gồm cả máy kéo, rơ mooc, kệ, lồng nhốt.... Các thiết bị này phải được làm
sạch và khử trùng trước khi đi vào các trang trại.
+ Sử dụng các chất, dụng cụ xua đuổi chim di cư ra khỏi khu vực chăn nuôi.
- Những sáng tạo mới để bảo vệ đàn gia cầm trong tương lai
Gần đây, các dịch cúm gia cầm đã bùng phát rất nhiều chính vì vậy việc nâng cao an toàn sinh học là vấn đề cần quan tâm hiện nay đặc biệt là trong điều kiện mà môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Dưới đây là một số biện pháp giảm thiểu mầm bệnh bằng phương pháp an toàn sinh học:
+ Xe tải có hệ thống mở cabin điều khiển từ cabin và có camera theo dõi lắp trong gara và cabin
+ "Ozon hóa" hệ thống không khí trong chuồng nuôi
+ Sử dụng tia cựa tím bước sóng ngắn (UVC) để vệ sinh không khí trong chuồng.
+ Sử dụng máy lọc không khí có thể ngăn hạt bụi (HEPA) hoặc kết hợp giữa loại bộ lọc bình thường với một bộ lọc bụi tĩnh điện để loại bỏ bụi bẩn trong không khí.
+ xây dựng ống khói làm cửa hút không khí để có được không khí trong lành từ trên cao.
+ Sử dụng áp suất không khí trong chuồng đề đẩy mầm bệnh ra khỏi chuồng.
+ Lựa chọn địa điểm chăn nuôi nhằm tránh ô nhiễm từ các trang trại lân cận.
Nhưng chúng ta không chỉ thực hiện một mình phương pháp an toàn sinh học mà kèm theo đó chúng ta phải sử dụng nhiều biện pháp khác nữa. Tiêm phòng vacxin là một trong những phương pháp đó.
Tiêm vaccine cũng là vấn đề quan trọng, tuy nhiên theo USDA tùy thuộc vào từ trang trại và từng khu vực chăn nuôi sẽ có trương trình tiêm chủng khác nhau.
Sau khi tiêm các trang trại cần được kiểm tra kháng thể thường xuyên để đánh giá hiệu quả cũng chư có các biện pháp can thiệp.
VietDVM team biên dịch
(Theo thepoutrysite)