Một trong số các bệnh thường gặp trên thú cưng mà cụ thể là chó mèo ở Việt Nam chính là viêm phổi cấp. Dù mức độ nguy hiểm không nhiều như các bệnh truyền nhiễm cấp tính hay viêm dạ dày ruột cấp tính… nhưng nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì xác suất tử vong cũng không hề nhỏ.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì xác suất tử vong là không hề nhỏ
Hội chứng viêm phổi là gì?
Viêm phổi thường là hội chứng kế phát của các bệnh như viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo…
Virus gây viêm phổi như thế nào? Lúc đầu, virut xâm nhập qua → đường hô hấp → gây viêm vách phế quản nhỏ → lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn → tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại thư hoặc sinh mủ trong tổ chức phổi.
Viêm phổi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi vật nuôi và tiến triển rất nhanh do khi đó phổi đã bị tổn thương nên hô hấp khó khăn dẫn tới việc tuần hoàn máu không tốt → vật chết rất nhanh. Bởi thế mà thông thường không thể phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời → tỷ lệ sống sót không cao.
Các nguyên nhân gây nên bệnh thường rất khó kiểm soát
Ngoài ra, các nguyên nhân gây nên bệnh thường rất khó kiểm soát, muốn vật nuôi an toàn với bệnh, chúng ta phải tiến hành đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời các phương pháp phòng bệnh tổng thể và chi tiết nhất.
Biểu hiện của vật khi bị bệnh
- Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
Con vật ho 1 cách đau đớn
- Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, sau tím tái.
- Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.
>>> Sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc cún !!!
Xử lý khi vật đã bị bệnh?
Điều trị theo nguyên tắc chung:
+ Sử dụng thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân: ví dụ Penicilin G; Streptomycin; Kanamycin.
+ Thuốc chữa triệu chứng:
• Giảm ho, long đờm như Ephedrine, menthol hay bromixin.
• An thần, giảm sốt, giảm đau: Diphenhydramine hay Promix
• Thuốc trợ tim, trợ sức như: Ringerlactat; Cafein 5%; Vitamin B1 2,5%; Vitamin C 5%; Glucoza 30%.
+ Hộ lý - chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo:
>>> Tập thể dục cho cún như thế nào thì đúng
• Không được để vật lạnh vào mùa đông và nóng vào mùa hè.
• Chỗ ở và dụng cụ ăn uống sạch sẽ, không nhiễm khuẩn, tránh mầm bệnh xâm nhập gây các bệnh kế phát.
• Trong quá trình điều trị cho vật, nên chọn loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và nhiều dinh dưỡng hơn bình thường.
• Nếu vật không ăn được thức ăn bình thường thì nấu cháo hay mua sữa bò cho nó uống, tránh tình trạng vật đau không ăn được mà cố ép nó ăn.
• Matxa, xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân và trở mình thường xuyên không để vật nằm im 1 tư thế quá lâu tránh vật nằm nhiều mỏi và hoại tử cơ.
>>> Tìm hiểu về thức ăn khô cho thú cưng.
Phát hiện sớm vật bị bệnh để điều trị và cách lý kịp thời
Phòng bệnh?
- Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
- Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng.
- Sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó. (cụ thể tham khảo: lịch vaccine phòng bệnh cho chó.). Định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cuộc sống không bệnh tật giúp vật nuôi luôn khỏe mạnh
Như vậy, nắm vững những biểu hiện, căn nguyên cũng như cách xử lý, phòng bệnh đối với hội chứng viêm phổi này sẽ giúp những chủ vật nuôi hay bác sỹ điều trị có cái nhìn tổng quát và chi tiết nhất về căn bệnh, từ đó có thể chủ động trong mọi trường hợp, hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.
Vietdvm team