Mùa hè có thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều là điều kiện để loài muỗi phát triển. Muỗi không chỉ tấn công con người mà còn tấn công tất cả các loài vật khác như: lợn, chó, mèo, trâu, bò… ở tất cả các vị trí có thể trên cơ thể vật chủ: tai, thân, chân, mặt… không chỉ gây khó chịu mà muỗi còn mang đến những bệnh dịch nguy hiểm cho thú cưng và con người.
»› Tổng hợp các bệnh thường gặp trên thú cảnh bạn cần biết
Những nguy hiểm khi thú cưng bị muỗi đốt:
- Khi bị muỗi cắn, thú cưng cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Chúng sẽ dùng chân, răng gãi hoặc cắn liên tục vào chỗ bị đốt gây trầy xước, chảy máu. Điều này có thể gây nhiễm trùng tại nơi chảy máu và sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Ngoài ra, khi bị muỗi đốt, thú cưng còn có thể bị mắc một số bệnh ký sinh trùng khác: Bệnh giun chỉ ở chó và mèo là mối nguy hiểm đến từ muỗi. Ký sinh trùng sống trong máu của vật chủ và được truyền lây sang vật chủ khác qua muỗi đốt. Bệnh giun chỉ phá hoại tim, phổi của vật chủ và có thể gây tử vong.
- Không chỉ thế, muỗi còn là trung gian truyền bệnh của virus viêm não West Nile, virus viêm não ngựa miền Đông (Eastern Equine Encephalitis) và bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus). Tuy các bệnh này ít gặp trên chó và mèo nhưng việc phòng và chống muỗi cũng rất quan trọng.
»› Các giống chó Việt Nam và Thế giới
Xử lý khi bị muỗi đốt: Bạn có thể sử dụng nước xà phòng, thoa kem đánh răng bạc hà, bôi thuốc mỡ lên nơi bị muỗi đốt (chỉ bôi ở những nơi chó, mèo của bạn không thể liếm được). Hoặc bạn cũng có thể dùng nước muối hoặc nước chanh để đảm bảo an toàn hơn.
Phòng chống muỗi mùa hè:
- Vệ sinh môi trường xung quanh: Loại bỏ những vũng nước, thùng chứa nước bẩn xung quanh nhà bạn vì đây là nơi sinh sản của muỗi. Phát quang bụi rậm, dọn dẹp rác, đám lá cây… không để cho muỗi có nơi tập trung.
- Trong trường hợp gia đình bạn có điều kiện có thể làm cửa lưới chống muỗi vào nhà.
- Không cho thú cưng đến chơi ở những nơi có nhiều vũng nước, bụi cây, bụi cỏ.
»› Tập thể dục cho cún như thế nào thì đúng
- Hạn chế dùng hóa chất diệt côn trùng vì có thể gây độc hại cho thú cưng của bạn.
- Nếu bạn có thói quen đưa thú cưng ra ngoài vào sáng sớm và chiều tối thì hãy chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ vì đây là thời gian muỗi hoạt động mạnh.
- Sử dụng những mùi hương mà muỗi ghét: Đốt một số loại sau sẽ tạo khói đuổi muỗi: vỏ quýt khô, bồ kết phơi khô, vỏ bưởi khô, cây gỗ thơm… Sẽ giúp đuổi muỗi và mang lại mùi thơm trong nhà.
- Ngoài ra bạn có thể vắt chanh hoặc quýt vào nước, sau đó đun sôi, để nguội rồi cho vào bình xịt, xịt cho cún (tránh xịt vào mắt, mũi…).
- Bạn có thể cắt lát quả canh, cam, chà nó trực tiếp lên bộ lông của thú cưng và tránh chà xát lát chanh, cam vào mắt và bất cứ vết thương hở nào vì a-xít trong quả có thể gây đau xót cho thú cưng của bạn.
- Tỏi và nước tỏi:Trước khi ăn tỏi, bạn hãy cắt tỏi thành những lát mỏng, đặt tại một vị trí cụ thể khoảng 15 phút, như vậy hiệu quả chống muỗi càng cao. Các lát tỏi còn có thể đặt tại bệ cửa sổ để phòng tránh muỗi xâm nhập vào căn phòng hoặc bạn có thể trồng tỏi ngay trong nhà của mình.
- Ngoài ra bạn còn có thể trồng một số cây chống muỗi quanh nhà và trong nhà: cây húng thơm, cây sả, cây hương thảo, cây cục vạn thọ, cây chân chim… những cây này cũng có tác dụng đuổi muỗi rất tốt mà lại có thể làm đẹp cho ngôi nhà của bạn.
- Phương án cuối cùng là bạn phun thuốc diệt muỗi. bạn nên phun vào thời gian hợp lý sau đó đưa gia đình và thú cưng đi chơi, chờ sau đó nửa ngày hoặc một ngày rồi trở về để đảm bảo ít bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhất.
Lưu ý phân biệt:
- Cần phân biệt giữa chó và mèo bị muỗi đốt với bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ thú cưng thường gãi nhiều, liên tục, ở vị trí gãi da dày lên và có hiện tượng bong vảy, rụng lông.
- Hãy cẩn thận với những nốt muỗi đốt ở vùng da mỏng ở bụng, cần phân biệt với bệnh care. Nếu chó có thêm triệu chứng bỏ ăn, nôn mửa thì mang tời phòng khám, trung tâm thú y để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
VietDVM team tổng hợp