Hiệp hội gia cầm Nam Phi phản đối chính phủ nhập khẩu thịt gà để bảo vệ người lao động

| Ngày15/03/2017

Ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm có thể tạo ra 50.000 việc làm cả trực tiếp và gián tiếp, bao gồm cả việc trồng ngũ cốc, nếu Nam Phi không nhập khẩu gà.

 

Theo báo cáo của thời báo BusinessDay cho biết, những con số trên là do chính Hiệp hội gia cầm Nam Phi (Sapa) cung cấp, báo cáo còn cho biết thêm ngành công nghiệp này của Nam Phi đang gặp khó khăn vì nguồn cung quá dồi dào từ châu Âu tràn ngập thị trường địa phương.

 

»› Tỉ phú nuôi gà cũng phá sản

hạn hán làm tăng thêm khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm Nam Phi
Hạn hán làm tăng thêm khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm Nam Phi

 

Các thành viên trong hiệp hội đã có mặt tại quốc hội vào tuần vừa rồi và đang vận động chính phủ can thiệp, nếu không theo họ, hàng ngàn người sẽ mất công ăn việc làm.

 

Đợt hạn hán gần đây gián tiếp đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao, cũng là một nguyên nhân đóng góp thêm vào khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm nước này.

 

»› Cập nhật giá cả thị trường các vùng

 

Giám đốc điều hành hiệp hội Sapa, Kevin Lovell cho biết: “sự tồn tại của ngành công nghiệp này – an ninh lương thực, kinh tế nông thôn và 130.000 người lao động cùng gia đình của họ - phần lớn là trong tay của chính phủ ... Nếu chính phủ giúp chúng tôi tồn tại, chúng tôi có thể phát triển và đóng góp đáng kể vào tương lai của đất nước”.

 

Lovell cho biết một số công ty đã bắt đầu tiến hành thanh lọc hàng nghìn nhân sự. Vào tháng Hai, công ty Rainbow cắt giảm 1.350 nhân công, bao gồm cả các nhà quản lý. Công ty Country Bird đã lên kế hoạch cho việc đóng cửa lò mổ Mahikeng. Đồng nghĩa với 939 nhân sự trực tiếp và 1.605 nhân sự gián tiếp sẽ bị mất việc trừ khi có sự can thiệp của chính phủ, Lovell nói.

 

 

Các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm địa phương và các tổ chức liên quan nước này cho rằng EU đang bán phá giá các mặt hàng chân gà, đùi và cánh dưới giá thành. Nhưng EU đã cho biết nông dân của họ chỉ đơn giản là có giá thành cạnh tranh hơn các đối tác của họ tại SA.

 

Trong tháng mười hai vừa rồi, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nam Phi, Rob Davies đã phê duyệt mức thuế 13,9% (thuế bảo vệ) đối với thịt gà nhập khẩu từ châu Âu theo thỏa thuận hợp tác kinh tế của SA với EU.

 

Tuy nhiên, Hiệp hội Sapa nói điều này là không đủ. Vào năm 2015, Hiệp hội đã từng áp dụng mức thuế tự vệ đối với thịt gia cầm nhập khẩu lên tới 37%.

 

Bà Annette Steyn, phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp cho biết, ngành công nghiệp gia cầm cần được bảo vệ, đặc biệt là sau thời kỳ hạn hán khi chi phí thức ăn cho gà tăng lên đáng kể.

 

VietDVM team dịch.  
(theo thepoultrysite).

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status