Bệnh viêm hồi tràng trên heo – biểu hiện bên ngoài và bệnh tích mổ khám

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày27/11/2018

Bệnh viêm hồi tràng hay viêm ruột tăng sinh trên heo do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra với 4 thể bệnh là:

• Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)

• Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA).

• Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE)

• Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)

 

Trong đó có 2 thể bệnh chính là PHE và PIA, hai trường hợp còn lại gồm NE và RI thường là biến chứng từ một trong 2 thể bệnh trên. Tuy nhiên biểu hiện lâm sàng của mỗi thể bệnh trên là hoàn toàn khác nhau nên khi mô tả chúng ta cần mô tả một cách riêng biệt cả 4 thể bệnh trên.

 

Xem thêm:

»› Cập nhật về bệnh viêm hồi tràng trên heo

»› Tìm hiển cơ bản về bệnh viêm hồi tràng trên heo

 

 

1. Bệnh viêm hồi tràng: Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA)

PIA có khuynh hướng xuất hiện ở heo con đang phát triển, đặc biệt là từ 6-8 tuần tuổi và kéo dài đến khi kết thúc đàn hơn 3 tháng tuổi. Biểu hiện điển hình là heo tiêu chảy phân nhão và có màu xi măng chứ không phải lỏng như nước (xem ảnh dưới đây)

Tiêu chảy phân màu xi măng đặc trưng của heo bị Bệnh viêm hồi tràng trên heo - PIA
Tiêu chảy phân màu xi măng đặc trưng của heo bị Bệnh viêm hồi tràng trên heo - PIA

Trong một số trường hợp, rối loạn đường ruột nhẹ đến nỗi phân hầu như không khác thường là mấy. Khi đó, bệnh chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của heo – gọi là bệnh cận lâm sàng cổ điển. Kết quả là trong đàn xuất hiện những heo còi cọc và tăng trưởng chậm hơn hẳn gây ra sự chênh lệch về thể trạng khá lớn trong đàn và hay nhầm với hội chứng còi cọc trên heo do Circovirus (xem ảnh sau).

Thể trạng heo trong đàn không đồng đều
Thể trạng heo trong đàn không đồng đều

Khi heo nhiễm bệnh, thành ruột non (đoạn cuối ruột non - hồi tràng) và thành ruột già (đoạn đầu ruột già - manh tràng) trở nên dày hơn (xem chi tiết trong ảnh dưới đây) và khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần trở lên sẽ gây ra hiện tượng mất máu mãn tính cà tiêu chảy.

 

Cuối cùng, heo sẽ khỏi bệnh trong hầu hết trường hợp nhưng rất còi cọc và thường trại buộc phải loại bỏ những heo này để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hiếm thấy trường hợp nào heo bị PIA không có biến chứng mà lại dẫn đến tử vong.

Thành ruột viêm tăng sinh dày hơn so với bình thường khá nhiều.
Thành ruột viêm tăng sinh dày hơn so với bình thường khá nhiều.

Trong nhiều trang trại mà nhất là những trại có heo bệnh trên 10 tuần tuổi thường tìm thấy các mầm bệnh kế phát khác như xoắn khuẩn Sprirocaetes, Salmonella, Yersinia…Khi đó hiện tượng viêm lan xuống cả ruột già và thường gọi là viêm đại tràng.

Tuổi heo mắc các thể của bệnh viêm hồi trang trên heo
Tuổi heo mắc các thể của bệnh viêm hồi trang trên heo

Các mầm bệnh kế phát này thường sẽ làm thay đổi đặc tính tiêu chảy của bệnh và trong một số trường hợp nó sẽ gây xuât huyết ruột và giết chết heo.

 

2. Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE).

Thành niêm mạc ruột đoạn hồi tràng dày lên và lồi lõm rất giống với bệnh viêm ruột hoại tử do Salmonella gây ra nhưng điểm khác là giới hạn viêm thường không vượt ra ngoài đoạn hồi tràng (xem thêm chi tiết ở ba ảnh sau).

Thành ruột (hồi tràng) dày lên che mất phần viêm hoại tử bên trong.
Thành ruột (hồi tràng) dày lên che mất phần viêm hoại tử bên trong.
Niêm mạc ruột hoại tử màu vàng mật điển hình của bệnh tích viêm ruột hoại tử
Niêm mạc ruột hoại tử màu vàng mật điển hình của bệnh tích viêm ruột hoại tử
Ruột viêm hoại tử chất chứa trong ruột đen
Ruột viêm hoại tử chất chứa trong ruột đen

3. Bệnh viêm hồi tràng: Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)

Mỗi đoạn của hồi tràng sẽ bị tổn thương theo một kiểu khác nhau. Đoạn thì bị hoại tử nhưng có đoạn lại chỉ bị tăng sinh dày lên. Đây là thể bệnh ít gặp và thường là do biến chứng của các thể khác gây nên.

Hồi tràng viêm với cùng lúc nhiều bệnh tích khác nhau
Hồi tràng viêm với cùng lúc nhiều bệnh tích khác nhau

4. Bệnh viêm hồi tràng: Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)

Đây là thể bệnh nặng nhất và gặp nhiều nhất trong thực tế. Thường khi phát hiện ra thì heo đã chết nhưng cũng có trường hợp heo bệnh còn sống với các biểu hiện heo nhợt nhạt, ủ rũ, phân đen trông như hắc ín và có mùi hôi (biểu hiện này không thể chẩn đoán lâm sàng được với bệnh loét dạ dày).

 

Khi mổ khám heo bệnh, phần cuối ruột non và đầu ruột già được lấp đầy bằng những cục máu đông dài như sợi dây nằm gọn tỏng ruột có hình ảnh minh họa. Phần phân đen như hắc ín thì nằm phía đoạn ruột già dưới chỗ có máu đông.

Một sợi dây máu đông đặc trưng của PHE
Một sợi dây máu đông đặc trưng của PHE

Thành ruột phần hồi tràng có thể dày lên nhưng bề mặt lớp niêm mạc thường bị trầy xước và viêm loét. Chỗ xuất huyết trên niêm mạc ruột thường không nhìn thấy được bằng mắt thường

 

Cơ chế cụ thể dẫn đến các triệu chứng bệnh tích lâm sàng của PHE đến nay vẫn là một bí ẩn với các nhà khoa học nhưng hiện tại được lý giải theo 2 hướng như sau:

 

- Một là do những con heo sạch bệnh gặp phải một lượng mầm bệnh quá dày đặc.

 

- Hai là do có thể trước đó heo đã bị nhiễm bệnh và bây giờ bị lại nên bệnh phát triển thành phản ứng quá cấp tính gây ra những tổn thương như trên.

 

PHE thường xảy ra lẻ tẻ trong đàn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà đặc biệt là vào mùa lạnh và trên những con heo mới được nhập về để thay thế đàn gần đây.

 

Dưới đây là một số hình ảnh triệu chứng, bệnh tích lâm sàng khác của bệnh.

Heo bị tiêu chảy trong bệnh viêm hồi tràng trên heo
Heo bị tiêu chảy trong bệnh viêm hồi tràng trên heo
Phân của heo mắc bệnh viêm hồi tràng trên heo
Phân của heo mắc bệnh viêm hồi tràng trên heo

 

Heo chết và mổ khám heo trong bệnh viên hồi tràng trên heo
Heo chết và mổ khám heo trong bệnh viên hồi tràng trên heo

 

 

Biểu hiện của ruột heo trong bệnh viêm hồi tràng trên heo
Biểu hiện của ruột heo trong bệnh viêm hồi tràng trên heo
Thành ruột của heo mắc bệnh viêm hồi tràng trên heo
Thành ruột của heo mắc bệnh viêm hồi tràng trên heo

Trên đây VietDVM đã giới thiệu một số hình ảnh về biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bệnh tích của 4 thể bệnh của Bệnh viêm hồi tràng trên heo.

 

VietDVM team                  
(bài viết có sử dụng tư liệu hình ảnh của
các đồng nghiệp và độc giả cung cấp)

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status