Hội chứng viêm tử cung - viêm vú - mất sữa (MMA - Mastitis - Metritis - Agalactia) là một hội chứng phức hợp các căn nguyên bệnh trên heo nái, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn heo nái trước và sau khi đẻ. Giống tên gọi của nó, hội chứng bao gồm hiện tượng Viêm vú trên heo nái (trong giai đoạn trước khi đẻ), bệnh viêm tử cung ở heo nái (trong giai đoạn sau đẻ khoảng 1 tuần), hiện tượng Mất sữa ở heo nái (trong giai đoạn heo nái nuôi con). Hội chứng này nằm trong nhóm bệnh do quản lý, bởi vậy, ta hoàn toàn có thể khống chế được.
Bệnh viêm vú trên heo nái
Như ta đã biết, heo nái có khoảng 10 -18 vú (tức là 5 - 9 cặp), sữa được tiết ra ngoài qua 2 - 3 ống dẫn sữa
Hình 1, 2, 3: vú bình thường (tiết sữa bình thường) Hình 4: Vú có chức năng kém |
Các cặp vú của heo nái |
»› Tổng hợp kỹ thuật chăn nuôi heo bạn nhất định phải biết
Vì những nguyên nhân khác nhau, có thể do heo nái bị nhiễm trùng hay do thiếu dinh dưỡng, do hormone, hay do một số virus như cúm, PRRS, heo bị Viêm dạ dày-ruột mà dẫn đến heo nái bị mất sữa. Điều này khiến cho heo nái không có đủ sữa nuôi con, heo con sẽ gầy, sơ xác, kháng thể mẹ truyền cho heo con ít nên heo con dễ mắc bệnh, chậm lớn.
Xem thêm: Bí quyết chăn nuôi heo nái thành công
Heo nái bị nhiễm khuẩn:
Trường hợp này, heo nái có thể bị một số vi khuẩn xâm nhập trong núm vú gây viêm vú: E.Coli (Coliform), Staphilococus, Streptococcus, Pseunomonas, ...
»› Tổng hợp kiến thức kháng kháng sinh trong chăn nuôi bạn nhất định phải biết
Heo nái thiếu dinh dưỡng:
Trường hợp này hay gặp vào mùa nóng, heo nái kém ăn trong khi nhu cầu dinh dưỡng trong lúc này đang cần rất cao để sản sinh ra sữa nuôi con. Điều này dẫn đến heo nái kém sữa, mất sữa.
»› Nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sinh sản giai đoạn mang thai
Heo nái bị phù tuyến vú:
Nguyên nhân là do heo nái ăn nhiều trước khi đẻ, heo nái uống ít nước dẫn đến bị táo bón, hay cũng có thể do heo nái bị stress. Heo nái bị dịch phù tích lại trong mô bào tuyến vú, dẫn đến các bầu vú cứng, heo nái cảm thấy khó chịu (nhưng không cảm thấy đau) do sức ép của dịch phù.
Heo nái có tuyến vú kém phát triển:
Nguyên nhân có thể do di truyền, do hormone, do thiếu dinh dưỡng, độc tố nấm mốc, ... có thể dẫn đến tuyến vú của heo nái kém phát triển, gây thiếu sữa, mất sữa.
Heo nái quá già, quá mập.
Bệnh viêm tử cung ở heo nái
Bệnh viêm tử cung ở heo nái trong thực thế đa số do con người can thiệp vào trong giai đoạn đẻ (dùng tay hoặc dụng cụ móc ), cũng có thể do thai ngang (ít gặp hơn), hay thời gian đẻ quá kéo dài:
- Thời tiết mát mẻ, thời gian đẻ trung bình khoảng 3 giờ
- Thời tiết nóng, thời gian đẻ trung bình khoảng 4 giờ.
Trong khi ta không tiêm phòng viêm cho heo nái kịp thời. Thực tế, ta có thể dùng kháng sinh Amoxicylin để tiêm phòng bệnh viêm tử cung ở heo nái. Do kháng sinh Amoxicylin khá lành cho heo nái nên có thể tiêm trước hoặc trong lúc đẻ mà không ảnh hưởng đến heo nái. Tiêm thêm kháng sinh phòng lúc này giúp cho heo nái phòng một số vi khuẩn cơ hội gây viêm.
Để phát hiện là heo nái có bị viêm hay không, ta có thể quan sát qua dịch tiết từ tử cung từ đó phát hiện bệnh viêm tử cung ở heo nái
Bệnh mất sữa trên heo nái
Bình thường, heo nái tiết sữa từ 24 -26 lần/ngày, tức khoảng 1 lần/giờ. Heo nái thiếu sữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của heo con. Nguyên nhân gây ra hiện tượng heo nái thiếu sữa là do:
- Heo nái sản xuất sữa kém: do tuyến vú kém phát triển.
- Heo nái tiết sữa kém: do phù tuyến vú (đã nói ở trên). Đối với heo nái lứa đầu, do hoảng sợ và đau đẻ.
Bạn có muốn đọc thêm ?
- Ứng dụng hormone sinh sản trong quản lý & tăng năng suất đàn nái - phần 1
- Ứng dụng hormone sinh sản trong quản lý & tăng năng suất đàn nái - phần 2
Phạm Nga
(Bài viết có thao khảo một số tài liệu của đồng nghiệp)