Chăn nuôi heo nái sinh sản đang dần trở thành một trong những khâu quan trọng trong chăn nuôi heo hiện đại nhằm cung cấp con giống cho giai đoạn chăn nuôi heo thịt thương phẩm sau này. Để nâng cao năng suất heo nái cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi việc chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái giai đoạn mang thai là rất cần thiết.
Chăn nuôi heo giai đoạn mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của heo nái sinh sản do:
- Ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng thai → quyết định số con/ổ, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất heo nái.
- Trong giai đoạn này thai được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ nên việc chăm sóc nuôi dưỡng heo nái có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bào thai và quyết định khối lượng sơ sinh của heo.
- Giai đoạn này còn có sự sinh trưởng và phát triển của heo nái cũng như quá trình tích lũy để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con, nếu giai đoạn này heo nái phát triển không tốt → ảnh hưởng tới sản lượng sữa trong giai đoạn nuôi con.
Như vậy giai đoạn heo nái mang thai là vô cùng quan trọng trong chăn nuôi heo nái sinh sản vì thế các nhà chăn nuôi cần chú y tới kỹ thuật chăm sóc cũng như nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn này.
Yêu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này là chăm sóc heo nái mang thai và nái hậu bị không được quá gầy hay quá béo. Để đánh giá được heo nái quá gầy hay quá béo ta cần chú ý tới:
- Độ dày mỡ lưng của heo (dùng máy đo).
- Cho điểm thể trạng (BCS).
Đối với thể trạng của heo mang thai tốt nhất có độ dày mỡ lưng tại xương sườn số 10 là 0,7 – 0,8 inch (18 – 20mm).
Đối với heo nái mang thai điểm thể trạng cần thiết duy trì ở mức 2,5 – 3,5 tùy từng giai đoạn phát triển của heo.
Như vậy để chấm được điểm thể trạng của heo ta cần lưu ý tới cách chấm điểm và bộ phận chấm điểm bảng cách chấm điểm và bộ phận chấm điểm (SGK)
Vậy nếu heo nái nếu không đạt các tiêu chí đánh giá trên thì có ảnh hưởng gì tới năng suất cũng như hiệu quả chăn nuôi
- Heo nái quá gầy sẽ không có đủ dinh dưỡng để nuôi hệ thống sinh sản đặc biệt là buồng trứng → số trứng rụng trong một lần động dục thấp → thụ thai thấp → tăng số phôi hỏng và chết → số con/ổ thấp.
Ngoài ra khi heo nái quá gầy còn ảnh hưởng tới khối lượng sơ sinh của heo đặc biệt là tỷ lệ heo sơ sinh loại tăng cao, độ đồng đều không cao → giai đoạn heo con theo mẹ cho hiệu quả không cao.
Ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như số lượng sữa mẹ → giai đoạn heo con theo mẹ rất khó có thể cho năng suất cao.
Heo nái quá gầy còn làm quá trình động dục trở lại sau cai sữa tăng cao (tăng thời gian chờ phối).
- Heo nái quá béo ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh sản, gây ra các hiện tượng khó sinh và phải can thiệp vào quá trình sinh sản của heo dẫn tới thời gian khai thác heo mẹ không bền. Nếu giai đoạn nái chửa quá béo dẫn tới thời gian động dục trở lại cũng tăng cao.
Để có được chỉ số thể trạng heo nái ta còn cần chú ý tới hao mòn heo nái trong giai đoạn nuôi con, trong bài viết “dinh dưỡng cho heo nái nuôi con” chúng tôi đã đề cập tới chỉ số này.
Để có được chỉ số thể trạng mong muốn ta cần chú ý tới lượng thức ăn thu nhận trong giai đoạn heo nái mang thai
Mỗi giai đoạn mang thai heo nái có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nhu cầu này căn cứ vào giai đoạn mang thai.
- Giai đoạn từ khi phối giống tới 30 ngày: giảm lượng thức ăn, và duy trì sự ổn định cho heo nái để tăng tỷ lệ thụ thai (những ngày đầu).
- Giai đoạn 30 ngày đến 75 ngày sau phối: Cho heo ăn theo thể trạng của heo tránh tình trạng heo quá béo hoặc quá gầy. Giai đoạn này cần chú ý tới các yếu tố có thể dẫn tới chết thai.
- Giai đoạn 75 ngày 112 ngày: là giai đoạn thai phát triển mạnh mẽ do vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo nái để thai phát triển tốt và đồng đều.
Trong giai đoạn heo nái mang thai các thành phần trong khẩu phần thức ăn sẽ quyết định tới lượng ăn hàng ngày. Trong thức ăn chăn nuôi cho heo giai đoạn này cần có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và tỷ lệ như sau:
a. Nhu cầu axit amin, thức ăn và DE ăn vào hàng ngày được ước tính từ mô hình heo nái mang thai.
b. Tăng trọng bao gồm cả mô của mẹ và bào thai.
c. Giả sử ME là 96% DE.
d.Nhu cầu axit amin tổng số và mức protein thô dựa trên khẩu phần ngô - khô dầu đỗ tương.
Nhu cầu axit amin hàng ngày của heo nái chửa 90% vật chất khô (NRC-1998).
Trích từ "Viện Chăn nuôi -thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt nam - Nhà XB Nông nghiệp - Hà nội - 2001"
a Nhu cầu axit amin, thức ăn và DE ăn vào hàng ngày được ước tính từ mô hình nái mang thai.
b Tăng trọng bao gồm cả mô của mẹ và bào thai.
c Giả sử ME là 96% DE.
d Nhu cầu axit amin tổng số và mức protein thô dựa trên khẩu phần ngô - khô dầu đỗ tương.
Như vậy định mức cho heo nái giai đoạn mang thai ăn hàng ngày phụ thuộc vào thể trạng heo nái, lứa nái đẻ và nhu cầu dinh dưỡng của từng giống heo cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của heo.
Để có được đàn heo nái sinh sản cho năng suất và hiệu quả cao chúng ta cần lưu ý tới nhu cầu dinh dưỡng cũng như quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng heo sao cho heo có sự phát triển cân đối vào có đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai.
VietDVM team