5 lời khuyên trong việc quản lý tốt Amoniac trong chăn nuôi gà

| Ngày06/11/2018

Amoniac (NH3) là một chất khí vô hình có khả năng hòa tan trong nước và gây nguy hiểm cho môi trường. Nếu ô nhiễm đất hoặc nước xảy ra, nó có thể gây ra các vấn đề về môi trường như axit hóa và phú dưỡng, phá vỡ đa dạng sinh học và giảm chất lượng nước. 

 

Tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), đại đa số (93,3%) tổng lượng khí Amoniac thải ra bắt nguồn từ nông nghiệp, trong đó có 3/5 là sinh ra từ phân gia súc, gia cầm và 2/5 còn lại từ đất.

Tỷ lệ khí thải amoniac của châu Âu năm 2013 (%)
Tỷ lệ khí thải Amoniac của châu Âu năm 2013 (%)

1. Tổng quan về Amoniac trong chuồng nuôi gà.

Amoniac trong mỗi trang trại chăn nuôi đến chính từ những con gà. Nitơ chưa sử dụng được bài tiết dưới dạng acid uric (80%), Amoniac (10%) và ure (5%).
Khi khí Amoniac tiếp xúc với hơi ẩm, nó phản ứng và tạo thành một dung dịch ăn mòn cơ bản gọi là amonium. Dung dịch ammonium này gây nguy hại đến sức khỏe của gà. Các amonium ăn mòn lớp niêm mạc đường hô hấp của gà và làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lông nhung của các tế bào biểu mô.

 

Điều đó khiến cho các chất nhầy trên bề mặt lớp niêm mạc khí quản không thể được làm sạch (bình thường các lông nhung khi chuyển động sẽ đồng thời làm sạch lớp chất nhầy này) dẫn đến việc các mầm bệnh bị mắc kẹt trong các dịch nhầy đó rồi trôi đến phổi hoặc túi khí của gà gây nhiễm trùng hệ hô hấp.

 

Nhiều quốc gia quy định, nồng độ Amoniac tối thiểu chỉ được phép ở 20-25ppm, vì trên mức này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người và động vật. Tuy nhiên, trên thực tế, nồng độ Amoniac trong một số trang trại chăn nuôi gà thịt có thể dễ dàng vượt quá 30-70 ppm, đặc biệt là vào mùa đông. Theo khuyến cáo của EU, nồng độ NH3 không được vượt quá 20 ppm trong 8h liên tục hoặc 35 ppm trong 10 phút liên tục trong bất kỳ khoảng thời gian sống nào của mỗi con gà.

 

 

2. Ảnh hưởng của Amoniac đối với sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà.

Nồng độ Amoniac trong chuồng nuôi cao có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà. Tuy nhiên, điều đáng nói là không dễ để đo lường được mức độ ảnh hưởng cụ thể là bao nhiêu.
Gà thường không bị phơi nhiễm với nồng độ Amoniac rất cao trong thời gian dài, trừ khi trại đó thông gió kém, hoặc chế độ ăn của gà không cân bằng dinh dưỡng.

 

Nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng nhiều thay đổi ở cấp độ phân tử có thể xảy ra khi gà được thử thách với nồng độ Amoniac cao, ngay cả trong thời gian ngắn. Nồng độ Amoniac trong không khí quá cao trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều sẽ gây khó chịu cho gà.

Quản lý tốt nồng độ amoniac trong chuồng sẽ giúp gà khỏe mạnh và tăng trọng tốt hơn
Quản lý tốt nồng độ Amoniac trong chuồng sẽ giúp gà khỏe mạnh và tăng trọng tốt hơn

Amoniac là một chất gây oxy hóa mạnh có thể gây viêm. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng nồng độ Amoniac cao có thể làm thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng động vật, làm giảm chuyển hóa năng lượng, gây ra hiện tượng chết rụng tế bào và gây tổn thương ty thể ở niêm mạc đường tiêu hóa.

 

Tiếp xúc với nồng độ Amoniac cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch cũng như nhung mao ruột và lớp màng nhầy niêm mạc của gà – đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trọng toàn đàn giảm.

 

 

3. Quản lý Amoniac trong trang trại chăn nuôi gà.

Mục tiêu của hầu hết các nhà chăn nuôi là loại bỏ nồng độ Amoniac cao ngay từ đầu, hoặc kiểm soát viêm nhiễm gây ra bởi Amoniac và giảm thiểu tác động của chúng đến sức khỏe và tăng trọng của toàn đàn. Dưới đây là 5 cách để giảm nồng độ Amoniac trong trang trại chăn nuôi nuôi gia cầm bất kỳ nào:

 

01 Khẩu phần ăn và quản lý chế độ ăn uống, một chế độ ăn uống cân bằng, hoàn chỉnh có tầm quan trọng cao nhất. Các vấn đề liên quan đến hiệu suất tiêu hóa di truyền, chế phẩm thức ăn và thuốc có thể dẫn đến tình trạng phân ướt trên gà và làm tăng nồng độ Amoniac cũng như làm chuồng nuôi nặng mùi cùng với việc giảm hiệu suất tiêu hóa thức ăn của gà thịt.

 

02 Tối ưu hóa mật độ chăn thả để giúp hạn chế độ ẩm quá mức trong chuồng nuôi, từ đó giảm quá trình kỵ khí.

 

03 Điều chỉnh tốc độ thông gió - nếu nồng độ Amoniac tăng, chuồng trại cần thông thoáng hơn. Tuy nhiên, điều này cần phù hợp với khí hậu và nhiệt độ trong chuồng.

 

04 Điều chỉnh nhiệt độ: nhiệt độ nên được điều chỉnh phù hợp với tiểu khí hậu chuồng nuôi và các quy định liên quan đến phúc lợi vật nuôi của quốc gia đó.

 

05 Cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Điều này có thể đạt được bằng cách bổ sung các chất phụ gia vào chế độ ăn uống cho đàn gà.

 

Trong 5 việc trên, quản lý chế độ ăn uống là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất. Tổng lượng nitơ trong phân của gà có thể được giảm đáng kể bằng cách xây dựng chế độ ăn dựa trên yêu cầu axit amin của gà thay vì trên tổng protein thô.

 

Khi tỷ lệ phần trăm protein thô trong chế độ ăn uống được hạ xuống và thay thế bằng các nguồn protein thông thường (ví dụ như bột đậu nành, bột hướng dương) với axit amin tổng hợp, duy trì chất dinh dưỡng được tối đa hóa. Giảm protein trong khẩu phần ăn từ 3-5% có thể làm giảm 60% tổng lượng nitơ thải ra từ gà thịt và gà đẻ.

Tổng quan về sự bay hơi của amoniac trong trại
Tổng quan về sự bay hơi của Amoniac trong trại

Một chế độ ăn uống cân bằng được tạo nên từ những thành phần có mức tiêu hóa cao và các chất phụ gia thức ăn giúp gà tăng khả năng tiêu hóa tại ruột non. Viêm nhiễm gây ra bởi stress có thể làm giảm đáng kể khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng bao gồm protein.

 

Một con gà có ruột bị viêm và không khỏe mạnh thì sẽ không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt, ngay cả khi gà được hỗ trợ tiêu hóa bởi các enzyme ngoại sinh. Bởi vậy nên việc giữ cho đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt trong suốt giai đoạn phát triển là chìa khóa để giảm sự bài tiết của thức ăn không tiêu hóa và hấp thụ được trong phân từ đó làm giảm sự bay hơi Amoniac trong chuồng nuôi.

 

VietDVM team biên dịch.
(theo biomin).      

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.
Xem thêm:

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status