Bệnh Dịch tả Heo châu Phi (African Swine Fever - ASF) đã bùng phát tại Trung Quốc vào đầu tháng 8/2018 vừa qua. Sau 3 tuần bùng phát dịch, giá heo của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng vì dịch bệnh này.
Tính từ khi bùng phát ổ dịch đầu tiên ngày 01/08/2018 tới nay, mặc dù thời gian chưa tới 1 tháng nhưng đã có 4 ổ dịch được phát hiện tại Trung Quốc. Cụ thể 4 ổ dịch hiện ở các tỉnh Liêu Ninh, Hà Nam, Giang Tô và Chiết Giang.
Mặc dù tốc độ lây lan và thiệt hại của bệnh Dịch tả Heo châu Phi ở Trung Quốc chưa bằng dịch Tiêu chảy cấp (PED) tại Mỹ những năm trước hay tình hình phức tạp của ASF tại châu Âu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều lý do để người chăn nuôi Việt Nam và các nước châu Á phải lo ngại về căn bệnh này.
Sau đây là 20 lý do được Vincent ter Beek đưa ra.
01 Mặc dù đầu tháng 8 vừa rồi bệnh Dịch tả Heo châu Phi được Trung Quốc công bố, nhưng những chuyên gia cho rằng dịch bệnh đã xuất hiện vào tháng 6 tại một lò mổ ở Hắc Long Giang (mà cũng có thể là đã xuất hiện vào tháng 4/2018 hoặc sớm hơn). Như vậy có ít nhất 2 tháng dịch bệnh đã không được kiểm soát và hiện tại chắc chắn rất khó để khẳng định rằng; Trung Quốc không nổ thêm ổ dịch mới.
02 Tốc độ lây lan: Virus gây bệnh ASF đã đi từ Thẩm Dương (một tỉnh miền Bắc) tới Thượng Hải (một tỉnh phía Nam) và 2 tỉnh này hiện cách nhau khoảng hơn 2.100km chỉ trong 3 tuần. Trong khi đó ở châu Âu, ASF lây từ Gruzia tới Cộng Hòa Séc (hơn 3.000 km) cần tới 11 năm. Điều này làm chúng tôi lo lắng về khả năng lây lan của dịch bệnh này.
03 Những ổ dịch ASF tại châu Âu có tỷ lệ chết rất cao (lên tới 100%) nhưng tốc độ lây lan chậm. Chủ yếu cần qua tiếm xúc vật lý để lây lan mầm bệnh. Tuy nhiên, chỉ cần thịt heo bệnh được vận chuyển mà không được kiểm soát là dịch bệnh sẽ được truyền lây.
04 Mật độ chăn nuôi heo ở Trung Quốc là rất lớn, hiện gần 1 nửa số heo của thế giới đang được chăn nuôi tại Trung Quốc. Theo FAO thì hiện Trung Quốc có tới 457 triệu con (thống kế năm 2016). Do vậy việc khống chế, tiêu hủy heo bệnh là không hề đơn giản.
05 Có tới 52% các trang trại chăn nuôi heo của Trung Quốc vẫn rất nhỏ lẻ. Mắc dù nước này đã và đang công nghiệp hóa ngành chăn nuôi bằng những chính sách quyết liệt nhưng dường như vấn đề này vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Do đó việc kiểm soát sự lưu hành của virus là việc không hề dễ.
06 Với những trang trại chăn nuôi công nghiệp (hiện có khoảng 48% số trang trại chăn nuôi heo ở Trung Quốc). Được xây dựng theo mô hình của châu Âu, châu Mỹ những trang trại này thường có quy trình an toàn sinh học tốt. Tuy nhiên có một số trại được xây dựng theo kiểu nhà tầng với quy mô và mật độ rất lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn trong việc kiểm soát sự lưu hành của virus.
07 Trung Quốc muốn sử dụng một phương pháp kiểm soát và áp dụng cho toàn bộ các trang trại ở nước này. Theo Giáo sư Yang Hanchun được đăng trên Tạp chí Khoa học vào giữa tháng 8 vừa qua. Điều này gần như là không thể thực hiện do quy mô, trình độ cũng như sự khác nhau trong phương pháp chăn nuôi giữa các trại chăn nuôi heo ở Trung Quốc.
08 Sự hiểu biết về virus: ở đây tôi không nói tới các chuyên gia của Trung Quốc, mà muốn nói tới người nông dân chăn nuôi heo trực tiếp. Họ đã quá quen với các dịch bệnh trên heo tuy nhiên làm sao họ có thể hiểu rõ loại virus gây bệnh ASF khi mà nó mới xuất hiện tại Trung Quốc chưa tới 1 tháng.
09 An toàn sinh học.
Những người nông dân chăn nuôi của Trung Quốc có thực sự nhận thức được sự quan trọng của an toàn sinh học? Khi chúng tôi nghe về việc vận chuyển heo sống mắc bệnh từ Hắc Long Giang tới Hà Nam, chúng tôi rất nghi ngờ về điều đó.
Ngoài ra. vào năm 2013 đã có rất nhiều xác heo chết được phát hiện trên sông Hoàng Phố (gần Thượng Hải) - đó là heo của một trang trại nhiễm bệnh Circo. Điều đó càng làm chúng tôi lo lắng về an toàn sinh học ở Trung Quốc.
10 Thời tiết không ủng hộ
Cuối tháng 8 vừa rồi, bão Rumbia đổ bộ vào Trung Quốc gây thiệt hại nặng nền. Trong đó có nhiều trang trại chăn nuôi heo bị ảnh hưởng và đã có những chú heo chết. Nếu có trang trại trong số đó có mầm bệnh ASF, thì chúng đã được phát tán ra môi trường.
11 Hiện tại chưa có phòng xét nghiệm nào đủ khả năng xác nhận đâu là heo bệnh chết vì ASF và đâu là heo bệnh chết vì nguyên nhân khác ở Trung Quốc.
12 Tính minh bạch của chính quyền Trung Quốc: Hiện nay Trung Quốc đã công bố có 4 ổ dịch, tuy nhiên chúng tôi không nghĩ rằng đó là con số chính xác.
13 Với việc bảo hộ thông tin và kiểm soát chặt chẽ thông tin trên các kênh truyền thông. Chúng tôi cho rằng người chăn nuôi sẽ không nhận được thông tin cập nhật về ASF.
14 Ở Trung Quốc hiện tại cũng có nuôi heo rừng và hiện heo rừng cũng đang mắc bệnh ASF. Về lý thuyết heo rừng là vật lưu giữ mầm bệnh ASF.
15 Ngoài heo rừng thì côn trùng hút máu cũng là vật trung gian truyền bệnh, mà thời tiết hiện tại đang rất thích hợp cho các loại côn trùng này phát triển. Ở Trung Quốc có tới hơn 100 loài côn trùng hút máu khác nhau.
Điều này sẽ làm phức tạp hơn nữa tình hình dịch bệnh ở nước này.
16 Cuối tháng 8 vừa qua, hải quan Hàn Quốc đã tìm thấy virus ASF trong thịt heo ở hành lý của 2 du khách Trung Quốc. Rất may số thịt heo này chưa tiếp xúc được với vật chủ là heo hay heo rừng.
17 Chuyện gì đang xảy ra ở Triều Tiên? Một nơi rất gần với Hàn Quốc?
18 Việt Nam chỉ cách Thượng Hải 1.800 km, trong khi đó việc vận chuyển heo sống qua biên giới 2 nước vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Đây cũng là nỗi lo cho sự lan truyền của ASF.
19 Ở phía Nam Trung Quốc có Thái Lan, một đất nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Tuy nhiên đây lại là quốc gia có nền công nghiệp du lịch phát triển. Do đó nếu nước này bùng phát ASF thì hậu quả khó lường.
20 Hiện tại ASF chưa có vacine phòng.
Ngoài ra những nước như Philippines hay Nhật Bản, khoảng cách qua biển liệu có giúp cách ly bảo hộ được ASF hay không.
Trên đây là một số lý do mà chúng ta những người chăn nuôi ở Việt Nam và các nước châu Á cần lo lắng về ASF, đặc biệt Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều giao dịch về heo sống, thịt heo và phụ phẩm heo đông lạnh. Vì vậy nguy cơ Việt Nam xuất hiện bệnh là rất lớn
VietDVM team
Nguồn tin:.pigprogress