Bệnh thiếu máu truyển nhiễm trên gà có nguyên nhân bởi Chicken Anaemia Virus (CAV). Bệnh có thể tồn tại và lây lan ở mọi lứa tuổi của gà, nhưng chỉ gà con dưới 2 tuần tuổi mới có các biểu hiện lâm sàng để phát hiện bệnh.
Virus được phân lập ở nhiều bộ phận khác nhau của gà tuy nhiên theo các nhà khoa học tại Australia; tủy xương là nơi virus tồn tại nhiều nhất sau đó tới tuyến ức và các tế bào Bursa.
Virus tấn công vào các tế bào lympho-T gây giảm miễn dịch và quan trọng hơn là chúng làm tổn thương bộ máy miễn dịch dẫn tới gà rất dễ nhiễm các bệnh kế phát khác.
Virus gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà có những đặc điểm sau:
Virus thuộc họ Circoviridae và là một ADN virus,
CAV có hình cầu đơn, nhỏ, đường kính 19 - 24nm, là một virus không có vỏ.
Có sức đề kháng khá cao với môi trường và các chất sát trùng thông thường:
+ Virus sống được ở môi trường PH = 3 và trong dung dịch chlorofrorm.
+ Chịu được nhiệt độ 70ºC trong một giờ và 80ºC trong 5 phút.
+ Sống được trong dung môi lipit ở nhiệt độ 37ºC trong 2 h. Chất khử trùng 5% (hợp chất amoni bậc 4, xà phòng và orthodichlorobenzene) cũng không thể tiêu diệt được virus.
CAV được tìm thấy khi nào và đang lưu hành ở đâu?
Virus CAV được tìm thấy trên toàn thế giới, lần đầu tiên nó được phân lập tại Nhật Bản năm 1970, tuy nhiên đến năm 1979 CAV mới được Yuasa et al. nhà khoa học Nhật Bản mô tả chi tiết..
Tất cả các giống gà đều là vật chủ tự nhiên của virus; gà ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh. Ở chim, các nhà khoa học mới tìm thấy CAV ở chim cút.
Virus tồn tại và lây lan trong đàn gà như thế nào?
CAV có sự lây lan khá chậm trong đàn, cần phải mất một vài tuần để bệnh có thể lây lan ra cả bầy.
Virus được chuyền ngang từ các chất hữu cơ, chất thải (phân hay chất chứa) trong chuồng hay các dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm khuẩn sang gà khỏe thông qua đường hô hấp và tiêu hóa.
Truyền dọc thông qua trứng gây thiệt hại rất lớn do gà con đã mang mầm bệnh và hệ miễn dịch bị tấn công khi chưa hoàn chỉnh làm tăng tỷ lệ chết.
Virus được bài thải ra môi trường sau khi gà nhiễm bệnh 3-6 tuần.
Bệnh nguy hiểm như thế nào và gà mắc bệnh ra sao?
Các dấu hiệu lâm sàng nặng nhất được thấy ở gà dưới 2 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong rất cao ở gai đoạn này. Sau 2- 3 tuần tuổi gà bắt đầu có kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng giai đoạn này vẫn còn rất cao.
Gà nhiễm bệnh do CAV gây ra phụ thuộc vào:
- Liều gây bệnh.
- Mức độ kháng thể mẹ chuyền.
- Sự hiện diện của các tác nhân gây ức chế miễn dịch khác như virus gây bệnh Marek, virus gây bệnh IB. Làm các trung tâm miễn dịch bị ức chế do tác dụng cộng hưởng của các virus và làm giảm hiệu quả bảo vệ của kháng thể mẹ truyền.
Gà chết do virus CAV
Tác động kinh tế của CAV
- Hiệu quả kinh tế kém và tỷ lệ chết tăng ở gà thịt do hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
- Các bệnh nhiễm trùng thứ phát làm tăng tỷ lệ chết, giảm khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn, tăng các chi phí chăn nuôi như thuốc phòng và điều trị bệnh.
- Lây truyền dọc từ đàn bố mẹ dẫn tới có những biểu hiện bệnh trên đàn trên đàn gà thương phẩm làm tăng tỷ lệ chết.
- Bệnh không có các triệu trứng lâm sàng ở giai đoạn sau 2 tuần tuổi nên việc phát hiện bệnh trên đàn gà thịt gặp nhiều khó khăn dẫn tới không đưa ra được một phương pháp kiểm soát hiệu quả
Tuy nhiên cụ thể những thiệt hại của bệnh và phương pháp kiểm soát bằng trương trình vaccine sẽ được chúng tôi đề cập tới trong bài viết "Thiệt hại kinh tế và phương pháp kiểm soát virus CAV trên đàn gà thịt".
Một số hình ảnh về gà nhiễm virus CAV
Gà chết do virus CAV
Cánh gà bị xuất huyết do nhiễm virus CAV
Gà chết do nhiễm virus CAV
Hoàng Nam
"Bài viết có sử dụng hình ảnh của đồng nghiệp"