Bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở gà đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới và ảnh hưởng rất lớn tới ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp trên toàn thế giới, do chúng tồn tại trên đàn gà thịt thương phẩm mà không gây các biểu hiện lâm sàng nhưng lại gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi.
CAV thường gây bệnh trên đàn gà thịt công nghiệp
Bệnh truyền nhiễm thiếu máu do virus circovirrus (CAV), chủ yếu gây bệnh trên gà con và gà trưởng thành, ít gây bệnh trên gà đẻ.
Thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, báo cáo đầu tiên được ghi nhận tại Nhật Bản. Bệnh được phát hiện chủ yếu trên đàn gà con chưa được bảo hộ bởi kháng thể chống lại virus, đôi khi cũng phát hiện chúng trên đàn gà thịt thương phẩm ở thể mãn tính (không có các biểu hiện triệu chứng), gây suy giảm miễn dịch và giảm hiệu quả kinh tế nặng nề.
Đường lây truyền của virus chủ yếu là truyền ngang từ gà mang mầm bệnh sang gà khỏe qua tiếp xúc hay qua đường phân - miệng, tuy nhiên cũng có ghi nhận việc chuyền dọc từ bố mẹ sang con nhưng chưa rõ ràng.
Gà thịt nuôi công nghiệp thường không được chủng ngừa vaccine gây bệnh thiếu máu gà, nhưng bố mẹ chúng có được chủng ngừa do vậy chúng được bảo bảo vệ thông qua miễn dịch thụ động.
Một số trường hợp bệnh không có các biểu hiện lâm sàng, do vậy cần phát triển một phương pháp để phát hiện virus trong đàn là vô cùng cần thiết.
Các phương pháp sử dụng kỹ thuật phân tử đã phát hiện acid nucleic của virus trong các mô khác nhau. Tuy nhiên, virus có thể không tồn tại trong tất cả các cơ quan và trong tất cả thời gian tiến triển của bệnh. Ngoài ra sự phân bố này còn phụ thuộc vào tình trạng kháng của đàn gia cầm.
Các thí nghiệm đã được thực hiện trên đàn gà thịt công nghiệp dương tính với CAV và đàn âm tính với virus.
Các nhà khoa học M. Alsharari, AFMF Islam, SW Walkden-Brown và KG Renz đã công bố kết quả trong báo cáo của họ tại Hội nghị khoa học Gia cầm lần thứ 26 của Australia. Báo cáo cho biết sự tồn tại của virus gây bệnh CAV tồn tại chủ yếu ở mô ức và mô tủy xương, do đó 2 mô này được dùng làm mẫu để chẩn đoán các phản ứng phân tử.
Virus gây bệnh CAV ít tồn tại trong bụi, rác do vậy công tác thu thập, giám sát và đánh giá các virus gây thiếu máu trên gà thông qua các mẫu môi trường như bụi, rác có nhiều tiềm năng nhưng cần được nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu cũng cho thấy bộ gen của virus CAV gây bệnh thiếu máu ở gà có thể được phát hiện trong tế bào limphoid và tủy xương sớm nhất sau 6 ngày khi nhiễm ở gà mẹ. Kháng thể thụ động không có ở gà thịt thương phẩm.
Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên phát hiện virus có thể tồn tại ngoài môi trường (bụi, rác, chất chứa . . .) ở cả chuồng mắc bệnh và chuồng chưa mắc bệnh.
Điều này có tác động tốt với ngành công nghiệp gia cầm đó là vì chúng ta có thể giám sát môi trường để tiến hành sàng lọc bệnh.
Nghiên cứu đã kết luận bộ gen của virus CAV gây bệnh thiếu máu ở gà tồn tại nhiều nhất tại tủy xương nên đây là bộ phận tốt nhất để phục vụ mục đích chẩn đoán bệnh sau đó là tuyến ức và tế bào Bursa (là một tế bào miễn dịch tồn tại trong tủy xương, túi fabricius, tuyến ức)
Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra virus tồn tại trên môi trường cả nơi có bệnh và chưa có bệnh cũng như đánh giá xác định được virus tồn tại trên cơ thể gà để có các biện pháp phát hiện virus tồn tại trên đàn gà thịt công nhiệp. Tuy nhiên để có những giải pháp đồng bộ cho căn bệnh mới này vẫn cần các nghiên cứu chuyên sau hơn.
VietDVM team tổng hợp