Theo báo cáo của ngân hàng thế giới ngày 27/3 vừa qua, thịt heo của Việt Nam đang ở dưới mức tiêu chuẩn rất nhiều. Cụ thể, việc lạm dụng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được cho là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ tồn dư kháng sinh và thuốc trừ sâu trong thực phẩm.
Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, có tới 76% thịt heo bán tại các chợ truyền thống ở nước ta được giết mổ tại các lò mổ không đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ thịt heo mắc bệnh Salmonella, một nhóm vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, được ước tính khoảng 30-40%.
»› WHO công bố danh sách các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh mới nhất
»› Tìm thấy vi khuẩn chứa gen kháng kháng sinh thuộc nhóm β-lactams trên heo
Số liệu trên được ngân hàng thế giới công khai sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng ở Hà Nội và Sài Gòn từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017.
Cuộc khảo sát cho thấy rất nhiều trang trại có sử dụng chất cấm để chăn nuôi. Ngân hàng thế giới cũng khẳng định thêm, chính việc lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được cho là làm tăng nguy cơ tồn dư kháng sinh và dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm.
»› Thông tin về kháng kháng sinh bạn biết chưa?
Theo ngân hàng thế giới, dù Việt Nam đã tiêu tốn khá nhiều nguồn lực và tiền bạc để hạn chế tình trạng trên nhưng hiệu quả đem lại không hề cao. Các chính sách đề ra chưa được thực thi triệt để.
Do đó, cuộc điều tra cho thấy, thay vì kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ và nhà hàng như hiện nay thì Việt Nam nên chuyển sang kiểm tra tại các trang trại, nơi sản xuất sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Song song với đó, chúng ta cũng cần cải thiện cơ sở hạ tầng như chợ và các lò giết mổ, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho những nơi đó.
Phát biểu tại buổi báo cáo, Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm Vũ Đức Đam cho biết, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây. Ông nói thêm rằng các cuộc điều tra và kiến nghị của các tổ chức quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam vượt qua những thiếu sót về an toàn thực phẩm.
- Ông đánh giá cao cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới và các khuyến nghị. Ông cũng cho biết, luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đã phân công rõ ràng trách nhiệm cho ba Bộ: Bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ công nghiệp và thương mại
Chính quyền địa phương cũng đã được lệnh cải tiến quản lý và giám sát vệ sinh thực phẩm, một nhiệm vụ khó khăn bởi thực tế là hầu hết lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thịt heo được sản xuất ở quy mô nhỏ và ở các địa phương rải rác, ông nói. Việt Nam hiện có khoảng 35.000 lò mổ nhỏ rải rác khắp nơi.
VietDVMteam dịch.
(theo thepigsite).