Ngành chăn nuôi nước ta có 'tối như đêm 30" vì hội nhập?

Published in Chăn nuôi Việt Nam
| Ngày23/03/2015

Trước sức ép cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt khi hàng loạt FTA có hiệu lực, đại diện ngành dệt may cho rằng, đào thải là quá trình mà doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận, bởi thực tế sẽ không còn loại doanh nghiệp vừa vừa tồn tại được trên thị trường.

 

Muốn tồn tại doanh nghiệp Việt phải chấp nhận cạnh tranh (ảnh internet)

 

 

Đã có những lo ngại với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), 90% dòng thuế có thể giảm về 0% và khi đó, ngành chăn nuôi sẽ “tối như đêm 30”, trước mắt là đối diện với việc nhập thịt gia cầm từ Hàn Quốc, sau nữa là các nước TPP rất mạnh về chăn nuôi.

 

Tại phiên tọa đàm trực tuyến ngày 20/3, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh thừa nhận rằng, rõ ràng là ngành chăn nuôi sẽ gặp phải thách thức và khó khăn trong hội nhập vì nhìn chung, cơ cấu nông nghiệp không dễ dịch chuyển trong một sớm một chiều, đặc biệt khi năng suất ngành còn thấp, giá thành cao hơn so với những quốc gia khác.

 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Khánh cũng lưu ý rằng, khi quyết định hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có tính toán cụ thể. Khó khăn có thể sẽ tạo nên một số lao động dôi dư. Nếu Việt Nam phát triển được xuất khẩu và sản xuất thì sẽ có 2 hệ quả: Phát triển xuất khẩu sẽ tạo ra thị trường mới cho nông sản, người dân có thể chuyển sang nuôi trồng những loại cây hoặc thủy sản sẽ có thị trường ổn định. Còn nếu phát triển sản xuất sẽ thu hút được lao động dôi dư trong nông nghiệp, giúp quá trình tái cơ cấu nông nghiệp thành công.

 

Chính phủ cũng đã thống nhất rằng, dù có thách thức thì cũng phải đảm bảo được tiến độ, tức là nếu giảm thuế thì cũng phải theo lộ trình dài và hy vọng lộ trình đủ dài như vậy sẽ hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp.

 

Hơn nữa, theo Thứ trưởng sẽ không dễ thay đổi thói quen tiêu dùng trong một sớm một chiều. “Bây giờ ngành chăn nuôi ta đang lo ngại thịt gà, thịt lợn của các nước TPP vào Việt Nam, đặc biệt của Hoa Kỳ. Nhưng tôi cho rằng rất nhiều gia đình Việt Nam sẽ ưa gà nuôi, gà thả đồi hơn gà công nghiệp, thịt lợn cũng vậy, người Việt không quen sử dụng thịt đông lạnh… Tất nhiên, thói quen tiêu dùng có thể thay đổi trong tương lai, khi công nghiệp hóa ở mức độ cao nhưng ít nhất trong hiện tại thì thói quen đó sẽ rất khó thay đổi” – vị Thứ trưởng lạc quan.

 

 

Bích Diệp     
Theo Báo Dân Việt

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status