“Những người chăn nuôi ở khu vực miền nam Việt Nam có ý thức tốt hơn về sự hiện diện và nguy cơ của độc tố nấm mốc AflatoxinB1 (AFB1) trong thực phẩm và thức ăn so với những người chăn nuôi ở khu vực miền bắc. Giới tính người chăn nuôi và sự giáo dục cũng ảnh hưởng đến kiến thức về aflatoxin”.
Trên đây là kết luận từ một nghiên cứu được thực hiện bởi Mr.Lee và cộng sự đến từ viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI). Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí độc tố nấm mốc thế giới.
Quá ít nghiên cứu về độc tố nấm mốc trong ngô được tiến hành ở Việt Nam.
Việt Nam là một nước nhiệt đới với nhiệt độ cao và lượng mưa rất thích hợp cho sự phát triển của các loại nấm mốc. Nhưng cho đến hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu hạn chế để đánh giá hàm lượng độc tố nấm mốc nói cung và AFB1 trong ngô ở Việt Nam nói riêng. AFB1 đã được phát hiện ở 17 trong tổng số 25 mẫu (68%) thu thập ở khắp 3 miền bắc, trung, nam (Trung và cộng sự, năm 2008).
Một nghiên cứu khác lại phát hiện ra 14 trong tổng số 15 mẫu dương tính với AFB1. Hàm lượng giao động từ 9,4 đến 96mg/kg ngô (Wang và cộng sự, năm 1995).
Một nghiên cứu nữa ở miền nam Việt Nam cho thấy tỷ lệ dương tính với AFB1 là 91,7% (11/12 mẫu) trong ngô cho heo trưởng thành và heo nái với hàm lượng trung bình là 77,5mg/kg ngô (Thiệu và cộng sự, năm 2008).
Lấy mẫu từ 6 tỉnh để xác định hàm lượng độc tố nấm mốc có trong ngô.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên có thể không có kích thước mẫu đủ lớn để đánh giá chính xác mức độ của AFB1. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nhằm đánh giá nhận thức và kiến thức về độc tố nấm mốc tại Việt Nam. Do đó, mục tiêu chính của nghiên cứu này là để xác định hàm lượng AFB1 trong ngô và đánh giá nhận thức và kiến thức về độc tố nấm mốc của người chăn nuôi trên cả nước.
Trong nghiên cứu này, có tổng cộng 2370 mẫu ngô (dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi) được thu thập từ 6 tỉnh và phân tích bằng phương pháp ELISA. Trong số các mẫu thu thập được, có 799 mẫu (33,71% tổng số mẫu, 95% khoảng tin cậy: 31,81-35,66%) có hàm lượng AFB1 trên 2mg/kg ngô. Và có 687 mẫu (28,98% tổng số mẫu, 95% khoảng tin cậy: 27,17-30,86%) có hàm lượng AFB1 trên 5mg/kg ngô.
Con số cụ thể về hàm lượng aflatoxin phân bố trong ngô dùng để làm thức ăn chăn nuôi từ 6 tỉnh được hiển thị trong các biểu đồ dưới đây.
Nhận thức của người chăn nuôi về độc tố nấm mốc được đánh giá qua các câu hỏi.
Để kiểm tra nhận thức của người chăn nuôi về độc tố nấm mốc, đội ngũ nghiên cứu tiến hành phỏng vấn tổng cộng 551 người chăn nuôi từ 6 tỉnh khác nhau. Cuộc khảo sát cho thấy nhận thức về độc tố aflatoxin (câu hỏi: “Bạn đã nghe nói về aflatoxin chưa”) ở miền nam Việt Nam [An Giang (25%), Đắk Lắk (23,23%) và Đồng Nai (6%)] là tương đối cao hơn so với ở các tỉnh ở miền bắc Việt Nam. Cũng có một sự khác biệt trong nhận thức về độc tố nấm mốc giữa độ tuổi, giới tính, giáo dục và nghề nghiệp.
Chú giải: Dịch các câu hỏi trong biểu đồ 4.
1. Liệu khách hàng của bạn có chịu chi thêm tiền cho sữa được chứng nhận là không chứa aflatoxin hay không?
2. Ngũ cốc của bạn có bị mốc không?
3. Có thành viên nào trong gia đình bạn bị bệnh sau khi ăn thực phẩm mốc hay không?
4. Có vật cưng nào của bạn bị bệnh sau khi ăn thực phẩm mốc hay không?
5. Hiện tại trong sữa có có aflatoxin hay không?
6. Sữa từ động vật ăn thức ăn mốc có an toàn cho người tiêu dùng không?
7. Thịt từ động vật ăn thức ăn mốc có an toàn cho người tiêu dùng không?
8. Nấm mốc có gây hại cho sức khỏe của con người và động vật không?
Chú giải cho biểu đồ 5:
1. Tuổi < 20.
2. Tuổi < 21-29.
3. Tuổi < 30-39
4. Tuổi < 40-49.
5. Tuổi < 50-59.
6. Tuổi > 60.
7. Nam giới
8. Nữ giới
9. Giáo dục: không
10. Giáo dục: sơ cấp và trung học.
11. Giáo dục: trung học.
12. Giáo dục: cao đẳng, đại học hoặc hơn.
13. Nghề nghiệp: nông dân.
14. Nghề nghiệp: nhà bán lẻ.
15. Nghề nghiệp: các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.
16. Nghề nghiệp: các nghề khác – nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng.
Theo các tác giả, những thông tin trên là rất hữu ích để hiểu rõ hơn về dịch tễ học của độc tố nấm mốc ở các tỉnh khác nhau của Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng về nguy cơ tiềm ẩn cho con người và động vật ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn) đến hiểu biết về độc tố nấm mốc tại nước ta.
Tóm lại, nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của việc cần nâng cao nhận thức về rủi ro do độc tố nấm mốc mang lại đồng thời lưu ý vai trò của các yếu tố nhân khẩu học trong việc phát triển năng lực của người chăn nuôi.
»› Phương pháp khử độc tố nấm mốc
VietDVM.com team dịch.
(Theo: allaboutfeed)