Ngành chăn nuôi heo Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 mặc dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn, chủ yếu là do giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao và tình hình dịch bệnh bùng phát như lở mồm long móng, dịch tai xanh, PED virus …nhưng hiệu suất chăn nuôi vẫn phát triển đều đặn, theo Ron Lane, Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương, Công ty Genesus và ông Meggie Vo, đại diện thương mại, Genesus Việt Nam.
Với tình hình chăn nuôi heo tại thời điểm này - giá cả thị trường thuận lợi hơn và ít ảnh hưởng của PRRS (tai xanh), Tổng cục Thống kê đã mở một cuộc khảo sát cho thấy số đầu heo có tăng lên 26.390.000 con, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường heo giết mổ trong sáu tháng đầu năm ước đạt 1.963.300 tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu tiên của năm 2014, tổng đàn gia súc đạt 27.250.000 con, tăng 1%, so với cùng kỳ năm 2013.
Giá thành sản phẩm tại các tỉnh miền nam luôn cao hơn từ 5.000 đ/kg đến 8.000 đ/kg (0,24-0,38 USD/kg) so với các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Mức độ chênh lệch về giá giữa các miền vẫn chưa có dấu hiệu cân bằng lại. Một trong những lý do chính là do mức giá rất thấp ở miền Nam vào thời gian trước khiến nhiều người chăn nuôi bỏ hoặc giảm đàn heo nái điều này làm giảm số đầu heo ra thị trường. Với tình hình số lượng đầu heo giảm, giá heo trên thị trường đã tăng khá mạnh. Ngược lại, tại khu vực phía Bắc, giá thịt heo được giữ ở mức cao trong một thời gian dài kết hợp với việc duy trì và tăng đàn heo nái, dẫn đến nguồn cung lớn hơn nhu cầu.
Trong những tháng cuối năm 2013, các thương lái Trung Quốc đã hoạt động rất tích cực tại miền bắc, do đó mức độ tăng trưởng vẫn được duy trì. Tuy nhiên hiện nay giá heo ở Trung Quốc đã xuống thấp hơn Việt Nam nên các thương lái cũng tạm dừng việc thu mua heo. Điều này một lần nữa làm cho nguồn cung tăng cao hơn so với lượng cầu và đẩy giá heo giảm xuống ở miền bắc.
Theo Tổng cục Hải quan trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng cộng có 1.431 con heo giống đã được nhập khẩu (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2013). Trong số đó, nhập khẩu từ Mỹ chiếm 66,4%, Canada chiếm 31, 9% và Đài Loan là 1,7%. Tất cả lợn được thông quan tại cảng thành phố Hồ Chí Minh.
Lượng thịt heo được nhập khẩu là 909,6 tấn, tăng 7,14% so với cùng kỳ năm 2013. Chủ yếu là từ các quốc gia như: Australia (43%), Canada (4,9%), Đan Mạch (8,9%), Pháp (2,6%) Đức (19,4%), Tây Ban Nha (5,6%) và Hoa Kỳ (10,5%). Nhập khẩu thịt heo được thông quan tại cảng Hồ Chí Minh (22,1%) hoặc cảng Hải Phòng ở miền Bắc (chiếm 77,9%).
Hiện tại có 201 nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, sản phẩm chủ yếu là thức ăn gia súc và thức ăn đậm đặc, tăng 2 nhà máy mới so với năm 2013, ở miền Bắc và miền Trung. Cả hai nhà máy mới đều có công suất 250.000 tấn/năm. Tổng sản lượng cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 7,0 triệu tấn, tăng 4,5 phần trăm so với cùng kỳ năm 2013.
Nếu nhìn vào sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi theo vùng: lớn nhất là đồng bằng sông Hồng chiếm 44%, tiếp đến là Đông Nam bộ 35%, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 16% và khu vực còn lại chỉ có khoảng 5%.
Giá một số nguyên liệu thô và các sản phẩm thức ăn so với sáu tháng đầu năm 2013, hầu hết giá các loại nguyên liệu đặc biệt là nguyên liệu cung cấp nhiều năng lượng và protein được giảm, ví dụ:
Bảng biến động giá nguyên liệu thô
và sản phẩm thức ăn so với 6 tháng đầu năm 2013
Về việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn theo số liệu gần đây, trong 5 tháng đầu năm 2014, số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2013, với tổng lượng nhập khẩu đạt 5,1 triệu tấn so với 3,0 triệu tấn (tăng 70%) tương đương 2.020.000.000 USD so với 1.480.000.000 USD của năm ngoái vào thời điểm này, (tăng 36%).
Bảng số liệu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn trong 5 tháng đầu năm 2014
Như đã đề cập ở trên, trong nửa cuối của năm 2013, thương nhân Trung Quốc đã rất tích cực trong việc tìm nguồn cung ứng heo ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên với sự sụt giảm lớn trong giá cả thị trường ở Trung Quốc, các thương nhân Trung Quốc về cơ bản giảm thu mua. Nhưng sự kiện gần đây đã mở ra một hy vọng mới cho người chăn nuôi lợn Việt Nam. Thị trường Campuchia đã trở thành một thị trường thay thế mạnh mẽ cho Trung Quốc. Một số nhà đầu tư đã có thể xuất heo sang Campichia với giá khá cao 55.000 đ/kg (2.59 USD/kg, 1.18 USD/pound). Thủ tục xuất khẩu cũng rất đơn giản. Mỗi ngày có khoảng 700-800 đầu heo được xuất ra khỏi biên giới Việt Nam.
Một phần lý do là trước đây, Campuchia phụ thuộc vào nhập khẩu heo từ thị trường Thái Lan. Tuy nhiên, Thái Lan đã ký thỏa thuận để xuất khẩu sang Nhật Bản và châu Âu. Từ đó lượng thịt lợn cho Campuchia đã giảm nghiêm trọng.
Campuchia có khoảng 15 triệu dân, nhưng cho đến nay, ngành chăn nuôi vẫn còn khá lạc hậu nên chính phủ Campuchia luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà nhập khẩu thực phẩm.
Bảng giá thịt heo một số vùng tiêu biểu
CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng Sáu tăng 0,3% so với tháng 5-2014. Kể từ đầu năm 2014, CPI đã tăng 4,77%. Các nhóm thực phẩm giảm 0,47%.
Thủ đô Hà Nội đang rất quan tâm đến hoạt động của các cơ sở giết mổ nhỏ quanh khu vực thành phố. Trong năm 2012, một diện tích khoảng 67 ha đã được phê duyệt để xây dựng một lò mổ công cộng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Sở Công Thương Hà Nội khẳng định 70% hộ gia đình đang tiêu thụ thịt từ các lò mổ địa phương không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giá heo tại 1 số nước trên thế giới (cập nhật ngày 21/07/2014)
Hoa Đá tổng hợp.