Giá thành thức ăn chăn nuôi quyết định tới 80% giá thành của các sản phẩm chăn nuôi như thịt heo, gà, gia súc, hay thủy sản.
Thế nhưng từ trước đến giờ, bình quân mỗi năm Việt Nam chi khoảng 4 tỷ USD cho nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Theo dự kiến của hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Việt Nam chỉ tự túc được khoảng 40% lượng nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi còn 60% còn lại là phải nhập khẩu.
Dưới đây là các bảng số liệu thống kê cụ thể tình trạng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong 3 tháng đầu năm 2016 so với bình quân năm 2015 dựa theo số liệu của tổng cục thống kê và bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp mà Vietdvm đã tổng hợp lại.
Chi tiết tình hình nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam quý 01/2016
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tình trạng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam không có nhiều sự biến chuyển tích cực trong năm 2016. Cụ thể không có quá nhiều sự chênh lệch giữa trung bình số lượng nhập khẩu năm 2015 với trung bình quý 1 năm 2016.
Ngoại trừ đậu tương là giảm ½ (76.7 nghìn tấn) so với trung bình của 2015 (141.67 nghìn tấn).
Như vậy, nhìn vào những con số không mấy khác biệt so với những năm trước thậm chí tổng sản lượng nhập khẩu mỗi năm 1 tăng ta có thể nói Việt Nam đang thất bại và đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài trên chính sân chơi màu mỡ của nước mình.
Không chỉ có nhập khẩu mà đến thị phần TACN trong nước cũng đa phần thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài như CP Thái Lan (19,4%), Carrgil của Mỹ (8,11%) hay Japfa của Indonesia (4%).
Mặc dù nhìn thấy rõ những hạn chế, yếu điểm đó nhưng cho đến nay vẫn chưa có cách làm nào có thể giúp giải quyết phần lớn vấn nạn này. Nhà nước và các doanh nghiệp trong nước thì đang loay hoay tìm cách, trong khi đó tiền vẫn đều đều chảy về túi của các doanh nghiệp nước ngoài.
Có chăng những năm gần đây sự vào cuộc của các đại gia Việt trên thị trường TACN như Masan, Hùng Vương, Hòa Phát...đã phần nào ánh lên những tia hy vọng giúp tạo lại thế cân bằng cho doanh nghiệp Việt trên sân chơi này.
Trước thềm hội nhập TPP, Việt Nam cần hơn bao giờ hết những đổi mới, sáng tạo của nhà nước cũng như sự đoàn kết, hợp tác của các doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết bài toán nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và xa hơn nữa là không để các doanh nghiệp nước ngoài quyết định thị trường của chúng ta.
Vietdvm team.