Tiêu hủy hơn 3,3 triệu con heo vì dịch ASF, nhiều tỉnh ‘kêu’ thiếu kinh phí hỗ trợ tiêu hủy

| Ngày19/07/2019

Tại hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sau khi bùng phát tại tỉnh Hưng Yên hồi tháng 2/2019, tính đến ngày 8/7, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại hơn 5.400 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố.H iện, cả nước chỉ còn tỉnh Ninh Thuận là chưa phát hiện có dịch tả heo châu Phi. Tổng số heo mắc bệnh, nghi mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ hơn 3,3 triệu con, chiếm khoảng 11% tổng đàn heo cả nước.

 

Tuy nhiên, đã có 854 xã thuộc của 40 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày chưa phát sinh thêm heo mắc bệnh.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá đây là dịch bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị và vacxin phòng bệnh, nên thời gian tới, nguy cơ dịch tả heo châu Phi sẽ tiếp tục lây lan, phát tán đến các xã, huyện chưa có dịch.

Tổng số heo mắc bệnh, nghi mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ hơn 3,3 triệu con
Tổng số heo mắc bệnh, nghi mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ hơn 3,3 triệu con

Thiếu ngân sách hỗ trợ tiêu hủy heo bệnh tại nhiều tỉnh

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định chưa có đại dịch nào gây tác hại lớn và khó khăn như dịch tả vừa qua. Ngân sách dự trữ nhiều tỉnh không đáp ứng một phần chi phí hỗ trợ tiêu hủy heo.

 

Ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, cho biết ngân sách dự trữ chỉ có 180 tỉ đồng nhưng số tiền tiêu hủy heo đã lên tới 600 tỉ đồng.

 

Tình hình chống dịch tả heo châu Phi đang rất khó khăn ở khâu này. Tại Hưng Yên, gần như đã thoái trào dịch tả heo châu Phi.

 

Theo ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện tại nguồn kinh phí dự phòng cũng đang cạn dần, mặc dù tỉnh cũng đang cân đối ngân sách và tìm nguồn kinh phí.

 

“Hơn 3,3 triệu con heo bị tiêu hủy là thiệt hại rất lớn do chủ yếu đến từ hộ nhỏ lẻ, ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ này. Bên cạnh đó, việc tiêu hủy số lượng heo lớn này còn gây thiệt hại đến ngân sách dự trữ, chi phí hỗ trợ cho bà con”, Bộ trưởng nhận định.

 

Tăng cường an toàn sinh học

Tuy nhiên, Bộ trưởng Cường nhận định dịch bệnh tuy nguy hiểm nhưng không quá đáng sợ nếu nắm vững nguyên lý tổ chức phòng chống một cách triệt để, thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học.

 

“Biện pháp tổng thể là thực hiện an toàn sinh học ở mức độ cao nhất đối với các hộ, trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

 

Nếu làm an toàn sinh học tốt bệnh không thể xâm nhập. Minh chứng là chủ yếu bệnh xảy ra ở các hộ nhỏ lẻ. Còn ở các trang trại chăn nuôi lớn bệnh ít khi xuất hiện do có các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học tốt”, Bộ trưởng nói.

 

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu vacxin. Cùng lúc đó, Bộ cũng triển khai ứng dụng các chế phẩm khác, tăng cường hiệu quả hơn trong việc phòng dịch.

 

 

Điều hòa nhập khẩu thịt và dùng thực phẩm thay thế, tái đàn nơi phù hợp

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết nếu thiếu thịt heo vẫn phải nhập nhưng quan điểm của Bộ là cố gắng điều hòa, dùng thực phẩm thay thế và tái đàn ở khu vực phù hợp.

 

Trước tình hình dịch bện diễn ra phức tạp, Bộ cũng đã có dự báo trước là thiếu thịt heo. Bộ đã có nhóm giải pháp là tập trung phát triển nhóm thực phẩm khác như gia cầm, đại gia súc và thủy sản.

 

Tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh cần hết sức chú ý ba nguyên tắc là an toàn, đảm bảo cân đối cung – cầu nếu không dẫn đến dư cung, khủng hoảng thừa, tạo sinh kế cho những người chăn nuôi lợn để có việc làm mới.

 

“Bộ cũng sẽ khuyến nghị nhưng nơi đảm bảo an toàn sinh học cao nếu làm chủ công nghệ thì tiếp tục phát triển, tái đàn.

 

Ngoài ra, những nơi đã qua 30 ngày mà không phát hiện thêm dịch, nếu kiểm tra chặt chẽ an toàn sinh học thì các hộ có thể phát triển trở lại được”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

 

Tác giả: Đức Quỳnh
theo KT&TD      

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status