Lợn xuất khẩu 'quay đầu' đi đâu?

| Ngày06/05/2016

Thời gian gần đây, hiện tượng lợn xuất khẩu sang Trung Quốc bị thải loại buộc phải quay đầu trở lại, gây ô nhiễm môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại Lạng Sơn.

 

Từ đầu năm nay, tại các đường mòn, lối mở ở Lạng Sơn như khu vực cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), Na Hình (huyện Văn Lãng), Bản Chắt (huyện Đình Lập), Bình Nghi (huyện Tràng Định), lợn được xuất bán qua biên giới rất nhiều. 

Heo xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh từ đầu năm tới nay
Heo xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh từ đầu năm tới nay

Bà Hoàng Thị Thiều Hoa, Phó Chi cục trưởng Hải quan Chi Ma cho biết: Hiện nay có khoảng 10 hộ kinh doanh (chủ yếu là người huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) làm thủ tục mở tờ khai xuất bán lợn. Trung bình mỗi ngày ở cửa khẩu này có khoảng 20 đến 30 xe ô tô làm thủ tục xuất khẩu với hàng trăm tấn lợn hơi.

 

Ông Nguyễn Văn Huy, lái xe chở lợn từ Bắc Giang đến lối mở Co Sa (khu vực cửa khẩu Chi Ma), cho biết: Ô tô của ông chở 150 con lợn từ các tỉnh miền Trung mất 2-3 ngày mới đến biên giới rồi lại thêm thời gian chờ “dắt” lợn qua đường đồi. Thời tiết oi bức, thiếu thức ăn, đồ uống nên nhiều con bị kiệt sức; đối tác bên kia biên giới thải loại không thương tiếc những con ốm, yếu, chết.

 

Ông Hoàng Ngọc Tuyên, Q. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng 7 (Lạng Sơn) cho biết: Phía Trung Quốc yêu cầu lợn to, béo mỡ; nặng 80 kg trở lên mới nhập hàng. Số lượng lợn bị thải loại rất nhiều. Chủ lợn còn phải chi tiền cho người dân địa phương mang lợn thải đi chôn. “Tháng 3 vừa qua, chúng tôi lập đoàn kiểm tra thì phát hiện ở góc đồi, khe suối vùng biên, các thương lái lén lút vứt lợn chết khá nhiều. Có hôm, khi đi ngang qua khu vực Co Sa thì nghe thấy có tiếng quạ kêu; tìm đến nơi phát hiện 6 bao tải lớn đựng lòng, mề lợn vứt trong bụi rậm”, ông Tuyên kể.

 

Do phía Trung Quốc không chỉ yêu cầu lợn khỏe mà còn phải béo đẹp, vậy nên tại khu vực vùng biên cũng như một số điểm nghỉ dừng chân ở ven Quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) xuất hiện hàng chục cơ sở tắm lợn.

 

Bà Hoàng Thị Léc, trú tại xã Vân Thủy nói: “Suối Bản Dù trong xanh ngày nào giờ bị nhuộm đen với mùi hôi thối kinh khủng vì toàn bộ nước thải từ các cơ sở tắm lợn đều đổ trực tiếp xuống. Nhiều ruộng dọc suối, người dân không cày cấy vì nguồn nước tưới đã bị ô nhiễm, cây lúa không thể trổ bông, đậu hạt”.

Nguy cơ “lợn quay đầu” vào bữa ăn

 

Do số lượng lợn ốm, yếu, chết thải loại rất lớn nên không biết đổ đi đâu, một số thương lái bán lại cho người dân địa phương với giá rẻ. Sau đó số lợn này được tư thương mang về các chợ đầu mối trên địa bàn Lạng Sơn tiêu thụ.

 

Theo báo cáo của tỉnh Lạng Sơn, ngày 25/2, tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, lực lượng chức năng phát hiện 8 con lợn chết (trọng lượng trên 1,2 tấn) chuẩn bị được người dân mang về các lò mổ ở huyện Lộc Bình. Ngày 14/3, quản lý thị trường ngăn chặn một chủ cơ sở kinh doanh thịt lợn tại thành phố Lạng Sơn mua 5 con lợn chết, tổng trọng lượng 520 kg của chủ hàng buôn bán lợn qua biên giới “quay đầu”, định mang bán tại chợ Kỳ Lừa.

 

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh cho gia súc trên địa bàn, các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo người dân cảnh giác khi mua gia súc, gia cầm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, đồng thời kiến nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, xuất bán lợn qua biên giới.

Tác giả: Nguyễn Duy Chiến
Nguồn tin: Báo Tiền Phong

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status