Điều chỉnh mức hỗ trợ tiêu hủy heo mắc bệnh dịch tả châu Phi (ASF)

| Ngày28/06/2019

Thủ tướng đã quyết định mức hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo bị tiêu hủy do dịch tả châu Phi là 25.000 đồng/kg heo con, heo thịt và 30.000 đồng/kg heo nái, heo đực. Thủ tướng yêu cầu chủ tịch các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hỗ trợ này.

Thủ tướng vừa quyết định mức hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo bị tiêu hủy do dịch tả châu Phi 25.000 - 30.000 đồng/kg heo hơi.
Thủ tướng vừa quyết định mức hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo bị tiêu hủy do dịch tả châu Phi 25.000 - 30.000 đồng/kg heo hơi.

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, hợp tác xã chăn nuôi (cơ sở chăn nuôi) có heo buộc phải tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi là từ 25.000-30.000 đồng/heo hơi.

 

Cụ thể, với heo con, heo thịt các loại, Nhà nước hỗ trợ 25.000 đồng/kg heo hơi. Đối với heo nái, heo đực đang khai thác, mức hỗ trợ là 30.000 đồng/kg heo hơi.

 

Nhóm doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 4/2017/QH14 ngày 12/6/2017, được hỗ trợ đối với heo con, heo thịt các loại là 8.000 đồng/kg heo hơi, heo nái, heo đực đang khai thác là 10.000 đồng/kg.

 

Theo quy định, mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm.

 

Còn doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ hộ nuôi giữ heo giống cụ kị, ông bà được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con đến cuối năm nay, nhằm duy trì đàn heo giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.

 

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 2/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

 

Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương ra sao?

Thủ tướng cũng phê duyệt mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương bị ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi.

 

Cụ thể, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, Ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại.

Chính phủ cũng ban hành quy định dùng Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do dịch. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).
Chính phủ cũng ban hành quy định dùng Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do dịch. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).

Đối với các tỉnh còn lại, các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương từ 50% trở lên thì chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

 

Các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50% thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

 

Riêng các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

 

Quyết định nêu rõ, các địa phương phải huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả heo châu Phi.

 

Trường hợp mức độ thiệt hại lớn, phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch để thực hiện.

 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống bệnh dịch tả châu Phi tại địa phương mình quản lí.

 

Chỉ còn 3 tỉnh Ninh Thuận, Tây Ninh và Bến Tre chưa xảy ra dịch
  • Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 24/6, dịch tả heo châu Phi đã bùng phát tại 60 tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng là 2 tỉnh mới nhất vừa thông báo có dịch. Như vậy, đến nay, chỉ còn 3 địa phương nữa chưa xuất hiện dịch là Ninh Thuận, Tây Ninh và Bến Tre.
  • Đáng chú ý, dịch tả đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương và đang có nguy cơ lây nhiễm sang các trang trại lớn hàng nghìn con.
  • Ngày 24/6, tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ổ dịch lớn nhất từ trước đến nay tại trại của Công ty chăn nuôi Phú Sơn (huyện Trảng Bom) với tổng đàn gần 20.000 con. Tỉnh Đồng Nai đã báo cáo Bộ Nông nghiệp bàn phương án xử lí trước trại heo có số lượng quá lớn này.
  • Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Bộ Nông nghiệp khuyến cáp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt, biện pháp hữu hiện nhất lúc này là đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

 

 Tác giả: Phúc Huy  
Nguồn tin: Vietnammoi

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status