Bao giờ xuất khẩu thịt heo thành hiện thực?

| Ngày05/04/2018

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) phục vụ xuất khẩu thịt lợn là định hướng lớn của ngành chăn nuôi đã ấp ủ nhiều năm qua.

 

Thực tế, đã có những doanh nghiệp đầu tư dây chuyền giết mổ hiện đại hàng trăm tỉ đồng nhằm đón đầu, đưa thịt lợn xuất ngoại. Tuy nhiên, bao giờ những lô thịt lợn đầu tiên có thể xuất khẩu lại đang là câu hỏi khiến doanh nghiệp đã trót đầu tư như đang ngồi trên lửa.

 

Doanh nghiệp “ngồi trên lưng hổ”

Với định hướng từng bước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà trọng tâm là thịt lợn, đầu năm 2015, Nam Định (cùng với Thái Bình) là 2 tỉnh đã được Bộ NN-PTNT chọn thí điểm đề án xây dựng vùng ATDB để phục vụ xuất khẩu.

 

Triển khai đề án này, Nam Định đã kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến thịt lợn để hướng tới xuất khẩu. Theo đó, Cty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Biển Đông (Cty Biển Đông) là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu và hiếm hoi của tỉnh Nam Định đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến với mục tiêu xuất khẩu sản phẩm thịt lợn xẻ (block) sang một số thị trường triển vọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

 

Dẫn chúng tôi tham quan nhà máy giết mổ – chế biến thịt lợn được xây dựng tại xã Hải Nam (huyện Hải Hậu, Nam Định) với hệ thống nhà xưởng, dây chuyền đồ sộ đang trong giai đoạn cuối hoàn thiện, ông Vũ Trọng Nghĩa, GĐ Cty Biển Đông cho biết: Đây là dây chuyền giết mổ – chế biến thịt lợn hoàn toàn tự động công nghệ Hàn Quốc, thuộc loại hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Ông Vũ Trọng Nghĩa (đội mũ), GĐ Cty Biển Đông giới thiệu dây chuyền giết mổ – chế biến thịt lợn hàng trăm tỉ đồng nhưng chưa biết bao giờ có thể hoạt động
Ông Vũ Trọng Nghĩa (đội mũ), GĐ Cty Biển Đông giới thiệu dây chuyền giết mổ – chế biến thịt lợn hàng trăm tỉ đồng nhưng chưa biết bao giờ có thể hoạt động

Theo kế hoạch, nhà máy được xây dựng trong 2 giai đoạn. Giai đoạn xây dựng lắp đặt dây chuyền giết mổ tự động công suất 250-300 con lợn/giờ (trọng lượng từ 100-150 kg/con), kho dự trữ và công nghệ SX thịt mát công suất 5.000 tấn thịt. Giai đoạn hai sẽ xây dựng, lắp đặt dây chuyền chế biến sâu, sản phẩm đa dạng như thịt hộp, xúc xích, dăm bông…

 

Riêng giai đoạn 1, Cty đã đầu tư vào dây chuyền giết mổ với kinh phí lên tới hơn 100 tỉ đồng, hiện đã hoàn thiện trên 80% các hạng mục công trình và có thể sẵn sàng đưa vào vận hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi mà nhà máy giết mổ đã sẵn sàng hoạt động, doanh nghiệp này lại như “ngồi trên lưng cọp” bởi liệu sản phẩm của họ có thể xuất khẩu được hay không, và bao giờ có thể xuất khẩu được thịt lợn đang là câu hỏi chưa có câu trả lời.

 

Từng nhiều năm bôn ba và có nhiều kinh nghiệm về thị trường sản phẩm chăn nuôi, ông Vũ Trọng Nghĩa đánh giá: Cùng với thị trường khổng lồ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay có nhu cầu thịt lợn vô cùng lớn bởi đặc thù khí hậu của các nước Đông Á quá lạnh giá và chi phí SX quá cao, nhất là chi phí nhân công.

 

Theo ông Nghĩa, giá thịt lợn tại Hàn Quốc luôn cao gấp đôi Việt Nam, Nhật Bản thì ít nhất cũng đắt gấp rưỡi Việt Nam hiện nay. Đây là cơ hội rất tốt cho ngành chăn nuôi Việt Nam để xuất khẩu, nhất là thị trường thịt lợn trong nước hiện đang bão hòa và giá vẫn chìm sâu nhiều năm qua. Bản thân Cty Biển Đông cũng đã tự tìm được đối tác NK thịt lợn rất lớn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều ông Nghĩa ái ngại nhất, đó là để xuất khẩu được thịt lợn, Việt Nam cần phải có hiệp định về thú y với Hàn Quốc.

Không thể ngồi chờ cơ quan quản lí nhà nước tháo gỡ về thủ tục thú y, Cty Biển Đông đang phải hướng vào thị trường nội địa
Không thể ngồi chờ cơ quan quản lí nhà nước tháo gỡ về thủ tục thú y, Cty Biển Đông đang phải hướng vào thị trường nội địa

“Thời gian qua, Cục Thú y cũng đã nhiều lần về làm việc với Cty chúng tôi để bàn hướng tháo gỡ về vấn đề đàm phán thủ tục kiểm dịch. Nghe đâu để xuất khẩu được thịt lợn qua Hàn Quốc, Nhật Bản thì tỉnh Nam Định phải xây dựng được vùng ATDB, được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) công nhận, và chưa biết bao giờ thì mới được các nước chấp thuận. Nhưng doanh nghiệp chúng tôi đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng nhà máy, và không thể cứ thế ngồi chờ” – ông Nghĩa lo lắng.

 

Không khéo thành… công cốc!

Được biết, với chiến lược xây dựng vùng ATDB gắn với phát triển vùng chăn nuôi lợn phục vụ cho nhà máy chế biến – xuất khẩu của Cty Biển Đông, tỉnh Nam Định đã lên quy hoạch xây dựng vùng ATDB tại 83 xã thuộc 4 huyện (Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường và Trực Ninh) với quy mô tổng đàn khoảng 300 nghìn con (chiếm trên 40% tổng đàn lợn toàn tỉnh).

 

Đây là các xã thuộc phía đông sông Ninh Cơ, có vị thế địa lí bốn mặt có sông lớn và biển bao bọc, khả năng cách li rất thuận lợi cho việc xây dựng vùng ATBD trong chăn nuôi, đồng thời cũng là nơi đóng chân của nhà máy chế biến do Cty Biển Đông đầu tư. Việc xây dựng vùng ATDB tại đây đang có nhiều thuận lợi, nhưng cơ quan chuyên môn về chăn nuôi ở Nam Định lại có nhiều băn khoăn.

 

Trao đổi với NNVN, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Nam Định cho biết: Với phương án xây dựng vùng ATDB (đối với 2 bệnh LMLM và dịch tả lợn), thời gian qua, trong bối cảnh nguồn ngân sách phục vụ cho tiêm phòng bệnh LMLM cho đàn lợn không được bổ sung, Nam Định đã dồn nguồn vacxin tập trung tiêm phòng triệt để cho 2 bệnh LMLM và dịch tả tại 83 xã quy hoạch xây dựng vùng ATDB.

Cty Biển Đông đã đầu tư vào dây chuyền giết mổ với kinh phí lên tới hơn 100 tỉ đồng, hiện đã hoàn thiện trên 80%
Cty Biển Đông đã đầu tư vào dây chuyền giết mổ với kinh phí lên tới hơn 100 tỉ đồng, hiện đã hoàn thiện trên 80%

Đến thời điểm này, chỉ còn chờ việc lấy mẫu giám sát lưu hành virus LMLM và dịch tả lợn nữa là có thể tiến hành công nhận vùng ATDB theo quy định. Tuy nhiên, điều mà ông Hiểu ái ngại, đó là liệu các nước mà doanh nghiệp đang nhắm tới để xuất khẩu thịt lợn như Hàn Quốc hay Nhật Bản có công nhận kết quả vùng ATDB mà Việt Nam đã công nhận hay không? Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng ATDB mà Nam Định đang triển khai liệu có được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) chấp thuận hay không cũng là điều mà cơ quan thú y tỉnh này rất mơ hồ.

 

“Bên cạnh ý nghĩa bền vững trong chăn nuôi, mục đích của việc xây dựng vùng ATDB là phục vụ nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến để xuất khẩu. Thế nhưng chúng tôi bây giờ cũng chẳng biết là phía các nước mà doanh nghiệp định xuất khẩu thịt lợn sang đó họ có đồng ý công nhận cho vùng ATDB của chúng tôi đã làm hay không, và họ đòi hỏi những gì? Bên cạnh đó, tiêu chuẩn xây dựng vùng ATDB theo quy định của Việt Nam hiện nay có được OIE công nhận hay không thì chúng tôi cũng không rõ” – Chi cục trưởng Ninh Văn Hiểu băn khoăn.

 

Cũng theo ông Hiểu, theo quy định hướng dẫn xây dựng vùng ATDB hiện nay, mỗi năm buộc phải tiến hành lấy mẫu để giám sát lưu hành virus một lần. Tuy nhiên đến thời điểm này, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Nam Định vẫn chưa được Cục Thú y có hướng dẫn chi tiết về hình thức, xác suất, số lượng mẫu cần phải lấy và phân tích là bao nhiêu. Bên cạnh đó, với số lượng mẫu cần phân tích giám sát hàng năm cho 2 loại bệnh là LMLM và dịch tả lợn của vùng ATDB tại 83 xã thuộc 4 huyện rất lớn, kinh phí lấy mẫu, phân tích sẽ là không nhỏ, nếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương thì sẽ khó đảm bảo để triển khai được.

 


  • Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y Nam Định, năm 2017, Nam Định cũng đã bắt tay triển khai xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn thịt giữa các trang trại lớn tại 83 xã thuộc vùng ATDB với Cty Biển Đông.
  • Theo đó, rất nhiều cuộc họp giữa Cty Biển Đông, lãnh đạo địa phương và các trang trại chăn nuôi lợn để bàn hướng triển khai hợp tác, trong đó hạt nhân là xây dựng các HTX chăn nuôi để liên kết SX với doanh nghiệp đã được tổ chức. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc thành lập các HTX chăn nuôi vẫn dậm chân tại chỗ.
  • “Cty chúng tôi đã năm lần bảy lượt mời hàng trăm chủ trang trại trong vùng về để bàn phương án thành lập HTX, có cả lãnh đạo tỉnh chủ trì, tiệc tùng hẳn hoi. Lúc giá lợn hạ, phải giải cứu thì các trang trại rất hăng hái chuyện thành lập HTX, ấy thế nhưng khi giá lợn nhích lên một chút, thì mỗi người lại một ý, rốt cục chuyện thành lập HTX đến nay vẫn chưa đâu tới đâu” – ông Vũ Trọng Nghĩa, GĐ Cty Biển Đông ngao ngán.

 

 Tác giả: Lê Bền             
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status