“Sản lượng thịt gia cầm toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 1% vào năm 2018 lên 91.300.000 tấn. Trong đó chủ yếu là từ các thị trường như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ và Liên minh châu Âu”, theo báo cáo thương mại và thị trường thế giới về chăn nuôi gia cầm của bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).
Nhịp độ sản xuất của Liên minh châu Âu và Ấn Độ được dự báo sẽ chậm lại, trong khi đó thì Hoa Kỳ và Brazil sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Báo cáo cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu toàn cầu dự kiến cũng tăng 3% lên 11,4 triệu tấn vào năm 2018. Do một số đối thủ cạnh tranh của Brazil bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cúm gia cầm và hạn chế thương mại liên quan đến việc hạn chế xuất khẩu của họ nên Brazil được dự đoán sẽ tăng xuất khẩu lên 4% trong năm 2018. Điều này cũng dễ hiểu sau khi họ gặp khó khăn vào đầu vào năm 2017 do các vấn đề chất lượng.
Trung Quốc tiếp tục vật lộn với cúm gia cầm
Theo dự kiến, năm 2018 Trung Quốc sẽ tiếp tục vật lộn với những ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) nên sản lượng sẽ tiếp tục giảm ước tính khoảng 5%. Đây là năm thứ ba liên tiếp Trung Quốc tăng trưởng âm trong sản xuất thịt gia cầm; vào năm 2017 và 2016 sản lượng thịt gia cầm của Trung Quốc sụt giảm từ 6% đến 8%.
Dịch cúm gia cầm không chỉ ảnh hưởng tới sản lượng thịt của Trung Quốc mà nó còn làm giảm chất lượng di truyền của đàn giống và giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm lên nền chăn nuôi Trung Quốc được biểu hiện khá đa dạng. “các báo cáo trực tuyến cho hay một số chỉ bị tác động nhỏ do kịp thời cải thiện an toàn sinh học trong khi nhiều trang trại khác sản lượng giảm đáng kể kéo theo mật độ chăn nuôi giảm thậm chí nhiều trang trại phải đóng cửa. Các chợ buôn bán thịt gia cầm truyền thống thậm chí cũng đã đóng cửa. Nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm rõ rệt”, Tyler Cozzens, nhà kinh tế nông nghiệp thuộc USDA cho biết.
Di truyền học sẽ tiếp tục là một yếu tố đau đầu đối với Trung Quốc. Trước đây, toàn bộ đàn giống ông bà của Trung Quốc là do Mỹ cung cấp. Sau khi Mỹ bùng phát dịch cúm gia cầm vào năm 2014-2015 buộc Trung Quốc phải hạn chế nhập khẩu gia cầm từ Mỹ và chuyển một phần sang Pháp. Tuy nhiên, sự bùng phát cúm gia cầm ở Pháp vào năm 2016 buộc Trung Quốc một lần nữa phải đi tìm một nguồn cung khác. Trung Quốc hiện đang cố gắng tìm nguồn con giống riêng của mình và đấu tranh báo cáo giải thích với các đối tác.
Do đó, theo báo cáo của USDA dự báo rằng Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu thịt gà lên khoảng 7% vào năm 2018 . Bản báo cáo cũng cho biết rằng Brazil có thể sẽ tận dụng cơ hội này để tăng sản lượng xuất khẩu của mình.
Cho đến năm 2009, Mỹ cung cấp 75 phần trăm thị phần thịt gà cho thế giới. Do gánh nặng chống bán phá giá và thuế đối kháng kết hợp với những hạn chế dịch cúm gia cầm của Trung Quốc, các lô hàng của Mỹ đã bị Trung Quốc trả lại. Sau đó, Brazil đã trở thành nhà cung cấp chính của Trung Quốc trong năm 2010 với gần 40% thị phần; đến năm 2016 Brazil chiếm 90% thị phần ở Trung Quốc và dự kiến sẽ tiếp tục dẫn đầu ở Trung Quốc trong thời gian tới, Cozzens kết luận.
Thị trường thịt gia cầm tại Mỹ
Sản xuất thịt gia cầm ở Mỹ dự kiến sẽ tăng 2% và đạt đến một mức kỷ lục mới với 19 triệu tấn vào năm 2018, theo báo cáo của USDA. Cùng với sản xuất, xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 3% lên 3,2 triệu tấn. Khác với Trung Quốc, dịch cúm gia cầm không ảnh hưởng quá nặng nề ở Mỹ. Kể từ tháng 8 năm 2017 chưa có trường hợp dịch cúm gia cầm nào được phát hiện tại nước này. Điều này sẽ giúp nhu cầu xuất khẩu thịt gia cầm của Mỹ cao hơn nhất là từ Mexico.
VietDVM team dịch.
(theo wattagnet).