Số heo con sinh ra và số heo con lúc cai sữa của heo nái "siêu năng xuất" (hyper-prolific) chênh lệch nhau rất nhiều. Do vậy, việc giảm tỷ lệ chết ở heo con theo mẹ đòi hỏi heo nái phải có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, chế độ cho ăn hợp lý vào thời điểm trước và sau khi đẻ.
Theo Nathalie Quiniou thuộc bộ Nông nghiệp và thực phẩm (ING), Viện thịt heo (IFTP) của Pháp. Sự ra đời của dòng heo nái có năng suất sinh sản cao (hyper - prolific), số lượng heo con sơ sinh sống rất cao nhưng số lượng heo lúc cai sữa giảm đáng kể điều đó cho thấy tỷ lệ chết ở heo con của dòng nái này khá cao. Trong 115 ngày kể từ ngày mang thai, sự tăng trưởng heo con trong tử cung là rất thấp. Điều này chứng tỏ, phải rất khó khăn để tác động đến khối lượng trung bình của heo sơ sinh. Tuy nhiên, những nhu cầu hằng ngày của heo nái là không thể thay đổi, điiều này đã chỉ ra rằng chúng ta đang phải đối mặt với những thách thước mới đối với heo nái hyper-prolific. Vậy liệu chúng ta có thể cải thiện tỷ lệ sống của heo con sau cai sữa bằng các nguồn cung cấp chất dinh dưỡng; sự vận động của heo nái trong thời gian mang thai; loại chất dinh dưỡng khác nhau và tỷ lệ khác nhau giữa các chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Chăm sóc và nuôi dưỡng Heo nái đẻ
Trong thời gian cho con bú, heo nái thường không thể ăn đủ thức ăn để đáp ứng nhu cầu của nó. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng được bù đắp bằng việc sử dụng năng lượng dự trữ của cơ thể. Sự sản xuất sữa trong thời gian nuôi con là không thay đổi nếu như heo nái được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Bổ sung chất dinh dưỡng cho heo nái không có tác dụng đến khả năng tăng trưởng của heo con trong giai đoạn mang thai. Mặt khác, chúng ta không nên cho heo nái ăn quá nhiều chất dinh dưỡng làm cho heo nái quá béo. Theo một số nghiên cứu, những loài động vật khi mang thai mà trải qua những khó khăn thì tỷ lệ heo sơ sinh sống sẽ tăng. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn trong quá trình nuôi con giảm thì sẽ làm suy giảm số lượng heo con ở lứa sau.
Độ dày mỡ lưng của heo nái không những phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng của người chăn nuôi. Việc cho heo nái ăn nhiều trong thời gian mang thai là rất quan trọng. Đặc biệt để nái ăn đầy đủ trong thời kỳ nuôi con thì độ dày mỡ lưng sẽ ít hơn so với những nái có điều kiện thức ăn thấp. Điều này cho thấy, heo nái có kiểu gene khác nhau cũng có thể có độ dày mỡ lưng tối ưu ở cuối thời gian mang thai là 21mm hoặc 16mm. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng thấp ở cuối thời kỳ mang thai sẽ làm cho độ dày mỡ lưng thấp hơn mức cần thiết. Nhưng nếu, lượng thức ăn có giá trị dinh dưỡng quá cao sẽ làm cho heo nái quá béo. Việc giảm lượng thức ăn ở heo nái có thể dẫn đến giảm độ dày mỡ lưng làm con nái quá gầy và gây khó khăn cho sản xuất sữa của heo nái.
Để hạn chế các vấn đề xảy ra do heo nái quá gầy hoặc quá béo, người chăn nuôi phải có những biện pháp cần thiết cho từng heo nái nuôi con . Dựa vào độ dày mỡ lưng của heo nái mà người chăn nuôi có những chế độ cho ăn hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải điều chỉnh thức ăn hợp lý trong thời gian nái mang thai để heo nái có được trọng lượng cơ thể hợp lý trước khi đẻ.
Tùy theo trọng lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng đo được lúc heo nái cai sữa hoặc vào đầu của thời kỳ mang thai và dựa vào trọng lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng kỳ vọng mà chúng ta có những chế độ hợp lý về nhu cầu năng lượng và axit amin trong thời kỳ heo nái mang thai. Trong khoảng thời gian mang thai, chúng ta không thể quan sát được hiệu suất thức ăn của đàn gia súc (tổng thức ăn trong thời gian mang thai/ thời gian mang thai) cho dù đàn gia súc được nuôi bằng phương pháp cho ăn tự do hay được cho ăn theo một kế hoạch nhất định. Với heo nái hyper - prolific, kể từ khi thai trong tử cung tăng trưởng rõ rệt thì việc cho ăn lượng thức ăn không thay đổi so với thời kỳ đầu sẽ dẫn đến độ dầy mỡ lưng giảm, và điều này thường được thấy ở cuối thai kỳ. Trong điều kiện nuôi như vậy thì heo con sinh ra sẽ giảm sức sống, tỷ lệ chết cao. Ngược lại, một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng nếu chúng ta tăng thức ăn chăn nuoi trong 2 – 3 tuần cuối của thai kỳ sẽ có thể góp phần cải thiện sức sống của heo con.
Cho dù vẫn chưa giải thích được rằng thức ăn tác động trực tiếp hay gián tiếp đến heo con nhưng thực tế đã chứng minh được rằng nếu cho heo nái ăn nhiều vào cuối thai kỳ sẽ làm tăng sức sống của heo con. Tuy nhiên, trong 115 ngày của thai kỳ, không phải lúc nào chúng ta cũng tăng lượng thức ăn cho heo nái mà chúng ta phải có một kế hoạch cụ thể cho vấn đề này. Ở giai đoạn cuối của kỳ thai, lượng thức ăn phải cao hơn giữa thời gian mang thai. Lượng thức ăn được tăng lên mỗi ngày trong 2-3 tuần cuối của thai kỳ là 800-1000g để tránh những vấn đề xảy ra trên heo (xoắn ruột...). Một số chất dinh dưỡng có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đẻ và cải thiện sức sống của heo con nên được bổ sng thêm vào thức ăn.
Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đến tử cung Heo
Trong thời gian mang thai, lipid được cho là không vận chuyển đến thai nhưng trong thực tế, việc vận chuyển này vẫn xảy ra tuy là với một lượng rất nhỏ. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng thành phần axit béo của heo con sơ sinh liên quan đến các axit béo trong thức ăn trong khoảng thời gian mang thai.
Lợi ích của việc thêm axit béo vào khẩu phần ăn của heo nái trong giai đoạn mang thai đến sức sống của heo con đang còn là một vấn đề gây tranh cãi vì nó sẽ phụ thuộc vào số con sơ sinh sống, thời điểm và lượng axit béo cung cấp cho heo trước khi đẻ. Tỷ lệ sống thấp thì hai cơ chế khác nhau có thể tham gia vào việc cải thiện sức sống của heo con. Khi lipid được cung cấp cho heo nái vào thời kỳ đầu của kỳ thai thì thai có một thời gian dài để hấp thu chất béo, nó sẽ thay đổi heo hướng của lipid đã cung cấp cho cơ thể mẹ và sau khi sinh, sự trao đổi chất của cơ thể heo con sẽ thay đổi. Trong trường hợp cung cấp lipid sớm thì sẽ cải thiện được tỷ lệ sơ sinh sống và trọng lượng của heo con (hình 2). Khi nguồn cung cấp lipid bắt đầu một vài ngày trước khi đẻ thì nó chỉ ảnh hưởng đến hàm lượng lipid trong sữa non. Nếu cung cấp lipid cho heo mẹ sau khi sinh, nó có thể giúp giải quyết một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón (thông qua một hiệu ứng xà phòng hóa của axit béo không tiêu hóa trong đường tiêu hóa). Tuy nhiên, chế độ ăn thường tập trung nhiều vào năng lượng, nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày nên được điều chỉnh sao cho tổng năng lượng không quá cao để heo không quá béo.
Vai trò quan trọng của chất béo chưa bão hòa (PUFA)
Một số nghiên cứu dã chỉ ra rằng các nguồn lipid khác nhau liên quan đến hàm lượng chất béo không bão hòa. Trong một số tài liệu, omega 3 (chất béo chưa bão hòa) đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý, đóng góp cho sự phát triển của hệ thần kinh, tính lưu động của màng tế bào, tổng hợp prostaglandin và có thể góp phần tăng sức sống của heo con sơ sinh. Omega 3 được cung cấp bởi dầu cá sẽ có tác dụng kéo dài thời gian mang thai, tránh hiện tượng đẻ non và tăng tỷ lệ sống cho heo con. Omega 3 kết hợp với hạt lanh ngoài tác dụng tăng sức sống cho heo sơ sinh nó còn có tác dụng tăng tỷ lệ heo con cai sữa.
Tuy nhiên, những lợi ích đó không chỉ do các loại năng lượng (lipid và tinh bột) mà nó còn có những chất khác như axit béo bão hòa (dầu), chất xơ (hạt lanh) cũng góp phần cho những lợi ích của chất béo chưa bão hòa đa thể (axit béo không no).
Tăng năng lượng trong sữa non
Khi so sánh với một chế độ ăn tiêu chuẩn thì việc tăng hàm lượng năng lượng của chế độ ăn của heo nái đang nuôi con ngay cả khi lượng thức ăn giảm thì năng lượng của chất béo chủ yếu được chuyển đến tuyến vú. Chính vì vậy, heo nái khi được cho ăn với thức ăn được bổ sung chất béo trong thời gian nuôi con thì trong sữa sẽ có hàm lượng chất béo cao. Điều này có thể giải thích lý do tại sao trong rất nhiều trường hợp khi bổ sung chất béo vào thức ăn mà heo nái vẫn không tăng trọng và độ dầy mỡ lưng giảm và năng suất sinh sản không được cải thiện ở lứa sau. Với một chế độ ăn giàu lipid và thức ăn giàu protein, heo con sẽ được cung cấp một lượng lớn sữa giàu năng lượng, góp phần làm tăng trọng lượng cơ thể heo con sau cai sữa, giảm tỷ lệ hao hụt.
Trong mùa hè, khi điều kiện nóng làm ảnh hưởng đến sản xuất sữa thì lượng thức ăn tăng kết hợp với sữa ít béo sẽ giúp heo con tăng trọng một cách đáng kể so với khẩu phần ăn tiêu chuẩn.
Thức ăn của heo nái trong thời gian cho con bú
Trong ba thập kỷ qua, quá trình chọn giống và lai tạo đã tạo được những dòng nái có năng suất sinh sản cao. Số con sơ sinh sống đã tăng lên đồng nghĩa với việc phải làm thế nào để sản lượng sữa cũng phải tăng cao do đó chúng ta phải tăng nhu cầu dinh dưỡng của heo mẹ. Đồng thời, việc tăng lượng thức ăn trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến heo nái sẽ giảm tính ngon miệng ở thời kì nuôi con và nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Mặt khác, do năng lượng không được cung cấp, năng lượng dự trữ trong cơ thể heo mẹ sẽ được huy động và nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của những lứa đẻ sau. Gần đây, đã có những bằng chứng về những ảnh hưởng của việc giảm năng lượng, nó không chỉ tác động trong khoảng thời gian nuôi con đến khi cai sữa mà nó còn tác động cả vào thời gian động dục trở lại, tỷ lệ thụ thai, đặc tính của nang trứng, cân nặng của heo con sơ sinh lứa sau.... Chính vì vậy, người chăn nuôi phải tăng lượng thức ăn của nái nuôi con, giảm vận động tránh tiêu hao năng lượng.
Ở Brittany, việc tăng lượng thức ăn hàng ngày cho heo nái sau khi đẻ đã được thực hiện nhiều hơn ở các nông trại so sới 15 năm trước đây. Ngoài ra, chế độ ăn của heo nái có bổ sung thêm axit amin đã được điều chỉnh để làm tăng sản lượng sữa. Số lượng các chất dinh dưỡng có trong sữa đã tăng lên và sản lượng sữa cũng tăng lên hàng ngày. Nhờ đó, các nhà chăn nuôi đã đưa ra được khẩu phần ăn trung bình đối với từng nái.
Việc kiểm soát tốt nhiệt độ môi trường trong và ngoài chuống nuôi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thu thức ăn của heo. Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Với nhiệt độ dưới 250C sẽ duy trì được sản xuất sữa, nếu trên ngưỡng nhiệt độ này thì nên sử dụng giải pháp là cung cấp lipid trong chế độ ăn của heo nái. Các biện pháp này cần phải được thực biện để ngăn chặn việc giảm ADG (Tăng trọng bình quân/ ngày) của heo con trước và sau khi cai sữa.
Vịt Bầu dịch
theo thepoultrysie