Theo Swine Health Information Center (một trung tâm nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe của heo tại Mỹ): “các báo cáo về sự lây lan dịch tả heo châu phi ở châu Á có thể là không chính xác”
Một số chuyên gia trong ngành công nghiệp thịt heo Mỹ vẫn nghi ngờ rằng liệu các ổ dịch tả heo châu phi ở Trung Quốc thực chất đã được kiểm soát hay chưa ?.
Bộ trưởng nông nghiệp Trung Quốc Han Changfu khẳng định tuần trước rằng mặc dù có xuất hiện ổ dịch tả heo châu phi mới nhưng sản lượng heo của nước này đã được ổn định và bệnh đã “nằm trong tầm kiểm soát”. Theo tổ chức OIE, Trung Quốc đã báo cáo có 127 ổ dịch tả heo châu phi nhưng 103 trong số đó đã được dập dịch chỉ có khoảng 24 ổ dịch vẫn diễn ra.
Tuy nhiên những báo cáo chính thức của chính phủ Trung Quốc lại không khớp với những gì mà người chăn nuôi và bác sỹ thú ý của nước này nói về tình hình dịch đang diễn ra. Theo Paul Sundberg - giám đốc Swine Health Information Center cho biết :
“Tôi nghĩ rằng việc Trung Quốc không báo cáo lại những thông tin chung cả về số lượng và mức độ của các ổ dịch ASF sẽ vẫn còn tiếp tục”.
Mặc dù đã có nhiều bên đưa ra ước tính về thiệt hại của ASF đối với Trung Quốc nhưng theo Sundberg liệu có ai trong số họ ước tính chính xác ?. Sundberg cho rằng các ổ dịch ASF là “rất nghiêm trọng” và hầu hết đều nghiêm trọng hơn những gì chính phủ Trung Quốc công bố.
Jim Monroe - giám đốc truyền thông của NPPC (hiệp hội chăn nuôi heo Mỹ) cũng có những hoài nghi tương tự về các báo cáo của Trung Quốc về ASF . Ông nói “họ đang phải đối phó với một dịch bệnh có tính chất địa phương, trên một quốc gia có lượng đàn heo lớn nhất thế giới, thật khó để tin rằng Trung Quốc đã kiểm soát được ASF”.
Những nguy cơ đối với đàn heo Mỹ
Từ tuần trước, OIE đã thông báo xuất hiện các ổ dịch ASF ở Campuchia, Việt Nam và Mông Cổ (ở Mông Cổ đã dập được dịch). Tại Mỹ, Monroe cho biết NPPC đã kêu gọi quốc hội tài trợ thuê thêm 600 giám sát nông nghiệp cho hải quan và cảnh sát biên giới để ngăn bùng phát dịch ở Mỹ.
Monroe tin rằng Mỹ đang phải đối mặt với 2 mối nguy chính liên quan đến sự truyền lây dịch tả heo châu phi. Một là khách nước ngoài từ Châu á có thể vô tình mang virus qua giày và quần áo của họ - mối đe dọa này đã khiến NPPC hủy bỏ triển lãm thịt heo thế giới diễn ra trong tháng này. Mối nguy thứ 2 là virus cũng có thể vượt biên giới qua các sản phẩm thịt nhập khẩu đặc biệt thịt nhiễm bệnh được đưa đến cơ sở tái sử dụng thức ăn của người cho heo hoặc hoặc bằng cách nào đó làm thức ăn cho heo ở các trại trên đất Mỹ.
Theo Monroe, vẫn chưa biết rõ là liệu virus này có lây qua thức ăn chăn nuôi hay không nhưng người chăn nuôi cũng nên biết nguồn gốc thức ăn trong trại nhà mình và nên có các biện pháp phòng tránh.
Sundberg đồng ý với quan điểm trên tuy nhiên ông cũng nói thêm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn an toàn miễn là chúng được sản xuất từ các cơ sở thực hiện an toàn sinh học. Người chăn nuôi nên có kế hoạch thảo luận với các nhà cung cấp của họ để đảm bảo an toàn sinh học nghiêm ngặt nhất.
VietDVM team biên dịch
Nguồn tin: wattagnet