Mối quan tâm toàn cầu về tồn dư kháng sinh và sự kháng kháng sinh

| Ngày07/08/2014

 Ở Ấn Độ và Vương Quốc Anh  việc giảm sử dụng kháng sinh trên động vật tại các trang trại chăn nuôi đang rất được quan tâm, trong khi đó tại Mỹ cơ quan chức năng  bắt buộc hạn chế tới mức thấp nhất hàm lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Một cuộc khảo sát mới đây tại Mỹ cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang giảm nhu cầu sử dụng thực phẩm từ động vật do họ có được những thông tin về quyền động vật và những báo cáo về những trường hợp lạm dụng kháng sinh thông qua các tổ chức truyền thông và tổ chức bảo vệ quyền động vật quốc gia.

 

 

 

Các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa Học và Môi trường của Ấn Độ đang nghiên cứu  để chuẩn bị đưa ra một lệnh cấm sử dụng kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng trong ngành công nghiệp gia cầm ở nước này đồng thời đưa ra các hướng giải quyết, sau khi một bản báo cáo về dư lượng kháng sinh trong thịt gà Ấn Độ được đưa ra.

 

Trong báo cáo “Antibiotics in Chicken: from Farm to Fork” (tạm dịch là: “Kháng sinh trong thịt gà: từ nông trại đến bàn ăn”) cho biết Ấn Độ là nước có tỷ lệ kháng kháng sinh đang tăng cao do đó rất có thể trong tương lai nơi đây sẽ xuất hiện một loạt các bệnh không thể điều trị được bằng kháng sinh.

 

Một trong những nguyên nhân cho việc kháng kháng sinh ở Ấn Độ là do mất kiểm soát về sử dụng kháng sinh trong ngành công nghiệp gia cầm trên quy mô rộng lớn, theo báo cáo của một nghiên cứu đã phát hiện dư lượng kháng sinh trong 40% các mẫu thịt gà đã được thử nghiệm. Ở Ấn Độ thịt gà là một trong những thực phẩm phổ biến nhất  đối với những người không ăn chay của quốc gia này.

 

chan-ga1 

 

Tại Mỹ, tòa án phúc thẩm đã lật ngược phán quyết của tòa án cấp dưới và yêu cầu Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) tổ chức phiên điều trần về sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

Sự thay đổi phán quyết của tòa án cấp dưới có nghĩa FDA có quyền bác bỏ những kiến nghị của người dân về chính sách không khuyến khích nhưng không cấm việc sử dụng Penicillin và tetracycline trong thức ăn cho gà, trâu, bò và heo.

  

Đảng Xanh (the Green Party) của Vương Quốc Anh đang kêu gọi các thành viên và những người ủng hộ ký tên vào bản kiến nghị nhằm kêu gọi một lệnh cấm sử dụng thường xuyên kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi.

 

Ngoài ra ở Anh mối quan tâm đang được tăng lên do sự đe dọa của dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là quá trình kiểm tra để loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có dư lượng kháng sinh cao và các sản phẩm thú y bất hợp pháp sẽ được hoàn thành vào năm tới.

 

Theo một cuộc khảo sát mới đây của đại học Purdue, nhiều người tiêu dùng Mỹ có kiến thức về quyền động vật trên gia cầm từ chính các tổ chức bảo vệ động vật chứ không cần thông tin từ người nông dân hay nhà sản xuất như trước đây

 

 

Ga_8xx tổng hợp.

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status