Kinh nghiệm quản lý trang trại chăn nuôi – cách tạo động lực cho nhân viên

| Ngày14/11/2016

Trang trại chăn nuôi tự giới thiệu.

Những công nhân trong trại chúng tôi chính là những nhân tố vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà việc giúp họ phát huy hết khả năng của mình là bài toán lớn của hầu hết các chủ trại chăn nuôi và đồng nghĩa với đó là một loạt các yếu tố cần được ghi nhớ kỹ.

 

Chi phí chúng tôi dành riêng để đầu tư cho nhân viên bao giờ cũng rơi vào khoảng 6-7% tổng chi phí sản xuất của toàn trại. Tuy nhiên ngược trở lại, nếu các nhân viên làm việc tốt, họ có thể tác động lên 100% năng suất chăn nuôi vì gần như mọi hoạt động trong trại đều được kiểm soát và thực hiện bởi các nhân viên này.

 

Vì vậy, tạo động lực cho nhân viên, đào tạo nhân viên, cung cấp thông tin và môi trường làm việc thân thiện cho họ chính là mục tiêu của chúng tôi, Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến một số biện pháp chính đang được áp dụng tại trang trại.

 

Chúng tôi đã làm như thế nào?

Động lực của tất cả các công nhân ở đây thường xuất phát từ bên trong con người họ. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là khơi dậy và tạo điều kiện cho những tiềm năng trong họ phát triển mà thôi. Chúng tôi luôn nói với các công nhân rằng: “hãy tìm những gì bạn thích hoặc thưởng thức những gì bạn đang làm”.

 

Dưới đây là một số cách mà chúng tôi đã áp dụng với trang trại chăn nuôi của mình:

 

1. Gắn kết các thành viên trong trại chăn nuôi.

- Hằng ngày: vào giờ ăn trưa, chúng tôi ngồi lại với nhau và mỗi người sẽ kể về những gì đã diễn ra trong khu vực của mình phụ trách ngày hôm đó.

 

Gắn kết các thành viên trong trại chăn nuôi
Một cuộc họp hàng ngày vào giờ ăn trưa để nói về những gì đang xảy ra trên các trang trại hiện nay

 

- Hàng tuần: mỗi tuần 1 lần vào thứ 6 hoặc thứ 2 chúng tôi có một cuộc họp ngắn với toàn bộ công nhân trong trại. Qua đó chúng tôi có thể nắm bắt được tình hình của từng khu vực trong tuần trước đó thông qua biểu đồ theo dõi các chỉ số chăn nuôi nhất định.

 

Ví dụ như trong hình 2: là biểu đồ chi tiết số heo nái được thụ tinh/tuần, số heo nái đẻ/tuần, số heo cai sữa/tuần, số heo chết/tuần, số heo con sinh ra/tuần (tổng cộng, số heo sơ sinh còn sống, số heo chết non).

 

Biểu đồ kết quả hàng tuần các chỉ số trong trại
Biểu đồ kết quả hàng tuần các chỉ số trong trại

 

- Hàng tháng: mỗi tháng chúng tôi tổ chức một cuộc họp dài hơn. Nó có thể diễn ra cùng với một bữa ăn trưa hoặc bữa tiệc do các chủ trang trại tổ chức. Tại đó, chúng tôi để cho các công nhân lần lượt trình bày về:

  Kết quả chăn nuôi khu vực mình phụ trách.

  Những lý do dẫn đến kết quả đó.

  Chiến lược tiếp theo để cải thiện tình hình.

 

Các nhà quản lý và chủ trang trại sẽ nói cuối cùng để tóm tắt và tổng kết các ý kiến của mọi người, cho điểm từng người và quyết định chiến lược hành động tiếp theo cho toàn trại.

 

2. Thúc đẩy công nhân chăn nuôi làm việc có trách nhiệm.

Điều quan trọng hơn nữa là làm sao để mỗi nhân viên, công nhân trong trại có tinh thần trách nhiệm cao với công việc (điều mà hầu hết các chủ trang trại đều mong muốn nhưng lại ít trại có được).

 

Giải pháp hiện tại của chúng tôi là có một vị trí tổng giám đốc và quản lý phụ trách từng khu vực một để sát sao công việc cũng như đánh giá năng lực của công nhân một cách công bằng, từ đó đề ra các chương trình kích thích công nhân làm việc hăng say hơn, có trách nhiệm hơn.

 

Ví dụ như: trại quy định số heo con sống sót trung bình/nái là 11 con, nếu những nái nào vượt chỉ tiêu trên (12 con trở lên) thì toàn bộ những công nhân phụ trách chăn nuôi nái đó sẽ được thưởng (gồm người phối giống cho heo nái đó, người phụ trách ở chuồng nái đẻ mà trực tiếp đỡ và chăm sóc heo nái đó và người quản lý). Tùy thuộc vào số heo con vượt chỉ tiêu và hiệu quả lao động của mỗi người mà có mức thưởng khác nhau.

 

Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong thực tế về quản lý nhân sự tại trang trại nhưng lại góp phần rất lớn trong việc nâng cao và ổn định năng suất trong chăn nuôi. VietDVM.com hy vọng bài viết này có thể góp phần giúp các chủ trang trại, các quý độc giả tháo gỡ được phần nào khó khăn trong việc tạo động lực cho nhân viên, công nhân của trại mình.

 

VietDVM team biên dịch.
(theo pig333)      

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status