Mức tiêu thụ thịt gia cầm tại Liên bang Nga và Ukraine đã tăng khá nhanh trong những năm gần đây và hiện giờ đang bắt kịp với mức trung bình của liên minh Châu Âu, theo tác giả Terry Evans trong báo cáo “nhìn lại ngành công nghiệp thịt gà ở châu Âu”.
Sự cạnh tranh về giá cả, dịch vụ và những ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe sẽ thúc đẩy mở rộng tiêu thụ thịt gia cầm(chủ yếu là thịt gà) trong tương lai gần.
Lượng tiêu thụ thịt trung bình của một người trên toàn thế giới được tính trên khối lượng bán lẻ, dự kiến đến năm 2023 sẽ đạt 36,3kg/người/năm. Tiêu thụ thịt trung bình của năm 2023 tăng 2,4kg so với những năm 2010 -2012. Đối với thịt ga cầm lượng tiêu thụ dự tính trong năm 2023 sẽ tăng 1,7 kg (72%) và sẽ lên đến 15kg/người dựa trên cơ sở khối lượng bán lẻ (khối lượng bán lẻ được tính bằng 88% khối lượng thân thịt hoặc khối lượng gà đã được loại bỏ nội tạng).
Đối với châu Âu, dự kiến năm 2023 lượng tiêu thụ thịt sẽ ở mức 23,6 kg so với 21,2 kg ở giai đoạn 2011 -2013. Trong khi đó lượng tiêu thụ tương ứng ở EU hiện nay là 22,2 kg.
Các số liệu về tiêu thụ thịt gia cầm được cung cấp bởi FAO dựa trên cơ sở trọng lượng thân thịt hoặc gà đã được làm sạch, bỏ nội tạng. Những con số không thực sự liên quan đến khối lượng tiêu thụ nhưng nó đóng vai trò là số liệu để ước tính số lượng có sẵn để tiêu thụ. Ngoài ra, cần lưu ý rằng trong hầu hết các thống kê, số lượng người sử dụng các loại thực phẩm trong năm cũng là số liệu ước tính.
Biểu đồ: tiêu thụ thịt gia cầm/người/năm. Nguồn: FAO
Rõ ràng, sự tiêu thụ thịt gia cầm trên đầu người đã tăng lên trong tất cả các khu vực trên thế giới giữa các năm 2000 – 2011.
Tiêu thụ thấp nhất là ở châu Phi, đạt 6,2 kg/ người vào năm 2011 nhưng ngay cả tại châu lục này khối lượng thịt gia cầm tiêu thụ đã tăng gần 2 kg so với năm 2000.
Bình quân tiêu thụ trong năm 2011 cao nhất là ở khu vực Châu Đại Dương với mức tiêu thụ lên đến 42 kg/người, tăng 12kg/ người so với những năm 2000. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng dân số ở khu vực này tại thời điểm đó chỉ là 37,2 triệu (chiếm 0,5% của 7.000 triệu dân số thế giới) tương phản rõ rệt với 1.057 triệu dân sống ở Châu Phi (15%).
Sự gia tăng lượng tiêu thụ thịt là tại châu Á là tương đối nhỏ (2,8kg/người) nhưng một lần nữa chúng ta lại phải xem xét đến tổng dân số tại khu vực này. Dân số châu Á chiếm 60% tổng số dân số toàn cầu (4.210 triệu dân) trong năm 2011.
Tiêu thụ thịt gà ở châu Âu tăng 5,8 kg/người lớn hơn so với mức tăng trung bình trên toàn thế giới (3,4kg). Tuy nhiên, cần lưu ý sự gia tăng mức tiêu thụ tại EU chỉ là 2,1 kg và mức trung bình của toàn bộ châu Âu đã tăng lên một cách nhanh hơn, liên minh châu Âu cho rằng số liệu này là thực sự phù hợp.
Bảng trên đã nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng việc tiêu thụ thịt gà tại Liên bang Nga và Ukraine.
Mặc dù sự tiêu thụ ở Ukraine đã ổn định ở mức 22 – 23kg người kể từ năm 2008.
Tiêu thụ thịt gà ở Liên Bang Nga đã tăng hơn 13kg/người trong khoảng thời gian 11 năm. Vào năm 2023, mức tiêu thụ tại Nga và Ukraina được dự báo sẽ đạt 30,1 kg và 25,8 kg tương ứng (số liệu được dựa trên cơ sở bán lẻ).
Đối với liên minh châu Âu, tổng lượng tiêu thụ thịt gia cầm được dự báo sẽ tăng khoảng 12,3 triệu tấn vào năm 2013 và hơn 13 triệu tấn trong năm 2023. Điều này tương đương với việc tăng bình quân từ 21,2 kg lên 22,1 kg trên đầu người (dựa trên cơ sở bán lẻ).
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tiêu thụ thịt gia cầm là sự thay đổi về dân số trên thế giới. Ví dự như ở châu Âu, dân số đạt đến 743.700.000 trong năm 2010 nhưng dân số sẽ giảm xuống còn 736.400.000.vào năm 2030 điều đó đồng nghĩa với việc dân số châu Âu sẽ giảm gần 12% trong năm 2000 xuống chỉ còn 8.7% trong năm 2030. Do đó, bất kì sự gia tăng về số lượng dân số cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tổng số lượng thịt gia cầm tiêu thụ trong khu vực này.
Ngoài những lợi thế về giá so với đối thủ cạnh tranh, một trong những cơ hội cho các nhà sản xuất thịt gia cầm tại EU là mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Peter van Horne thuộc trường đại học Wageningen về vấn đề “Năng lực cạnh tranh thịt gia cầm của khu vực EU”. Trong báo cáo Peter van Horne cho rằng vấn đề tiêu thụ thịt gia cầm sẽ tiếp tục phát triển.
Tiến sĩ Peter van Horne giải thích đây là kết quả của việc người dân đã nhận thức được rằng thịt gia cầm là một loại thịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và cũng do nhu cầu thay thế các loại thịt khác bằng thịt gia cầm. Đặc biệt là ở khu vực phía tây bắc của châu Âu, là nơi có nhiều cơ hội mới do đây có phân khúc thị trường thịt gia cầm còn rất mới, với các sản phẩm như các sản phẩm động vật, thực phẩm tự do, sản phẩm từ thịt gà chăn thả tự do.
Mặc dù những con gà này sẽ phát triển chậm hơn so với những chú gà thông thường khác, nó được coi là một sản phẩm cao cấp và những người tiêu dùng sẵn sàng chi trả với một mức giá cao hơn. Tuy nhiên những thay đổi như vậy sẽ dẫn tới một sự biến chuyển mới trong việc mua thực phẩm, từ những thực phẩm bình thường chuyển sang việc mua những thực phẩm cao cấp và như vậy tổng số kg thịt/đầu người/năm sẽ không thể tăng, giá các sản phẩm “đặc sản” có thể mang lại lợi nhuận cho những người sản xuất.
Đối với các nhà sản xuất việc gia tăng những lợi ích sẽ dẫn đến phát triển các sản phẩm cao cấp làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao ở các dịch vụ bán lẻ và thực phẩm.
Vịt Bầu
(dịch từ thepoutrysite)