6 nghiên cứu mới có giá trị của ngành chăn nuôi heo

| Ngày24/02/2017

Đan Mạch là một trong những quốc gia chăn nuôi heo hàng đầu thế giới, bởi vậy mà những vấn đề quan trọng với Đan Mạch hiện nay cũng sẽ trở nên quan trọng với toàn bộ nền chăn nuôi của thế giới trong tương lai. Vậy thì điều gì đang làm cho các nhà khoa học của Đan Mạch bận rộn thời gian qua? Dưới đây là tổng kết của chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi heo - Vivi Aarestrup Moustsen - từ một cuộc họp quan trọng ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch:

- Làm cách nào để giảm lượng thức ăn tiêu thụ trên heo nái mà không ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của chúng?

- Những heo nái đẻ nhiều, năng suất tốt thì nhu cầu các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa có tăng cao hơn bình thường không?

- Có cách nào để phát hiện sớm dấu hiệu của một đợt bùng phát “hiện tượng cắn đuôi nhau” trên heo con cai sữa hay không?

- Liệu việc sử dụng kẽm có ảnh hưởng đến vấn đề tiêu chảy và việc điều trị bằng kháng sinh trên heo con cai sữa hay không?

- Chi phí cần thiết để xóa sổ bệnh MRSA (bệnh tụ cầu khuẩn kháng Methicillin) trên các đàn heo ở Đan Mạch?

- Quan điểm về việc ứng dụng một số trò chơi vào trong quá trình học tập chuyên ngành thú y?

 

Trên đây là những câu hỏi được đặt ra trong buổi hội thảo định kỳ hàng năm lần thứ 4 của “trung tâm nghiên cứu sản xuất và sức khỏe đàn heo (CPH)” thuộc đại học Copenhagen (UCPH). Hội thảo có sự tham gia của hơn 170 người trong khoảng 2h đồng hồ với những nghiên cứu điển hình nhất trong ngành chăn nuôi heo đã được lựa chọn.

 

Đây cũng là một ví dụ điển hình cho việc hợp tác có hiệu quả giữa các trường đại học với các doanh nghiệp trong ngành nhằm cùng nhau giải quyết những vấn đề chung.

 

Ảnh 1: hội thảo có sự góp mặt của khoảng 170 người
Ảnh 1: hội thảo có sự góp mặt của khoảng 170 người

 

 

Hội thảo chủ yếu bàn về các chủ đề như: heo nái và heo con, sức khỏe và phúc lợi động vật, chăn nuôi và mô hình hóa, vi khuẩn tụ cầu kháng methicillin (MRSA).

 

1. Làm thế nào để giảm chi phí thức ăn nhưng không ảnh hưởng đến năng suất heo nái?

 

Thức ăn là chi phí tốn kém nhất trong chăn nuôi heo. Theo thống kê, đã có một sự gia tăng trong việc tiêu thụ thức ăn trên các đàn heo nái ở Đan Mạch đẩy chi phí cho thức ăn càng tăng cao.

 

Thực tế cho thấy việc gia tăng lượng thức ăn này không chỉ vì số đầu heo con gia tăng mà còn vì kích thước heo nái gia tăng buộc chúng cần phải ăn nhiều hơn để duy trì thể trạng. Bởi vậy nên câu hỏi đặt ra lúc này là chúng ta có thể “tạo” ra những con heo nái có kích thước nhỏ hơn mà không ảnh hưởng tới năng suất và tuổi thọ của chúng hay không?

 

Trước thực tế đó, một nghiên cứu về chủ đề: “tác dụng của mức protein và chiến lược thức ăn lên trọng lượng heo, độ dày mỡ lưng và phần trăm mỡ của heo nái hậu bị” đã được tiến hành với sự hợp tác 3 bên giữa đại học Aarhus, đại học UCPH và trung tâm nghiên cứu heo SEGES Đan Mạch. Cho đến nay, các kết quả nghiên cứu đầy hứa hẹn – nhiều khả năng vẫn có thể tạo ra được những heo nái hậu bị có trọng lượng, kích thước cơ thể nhỏ hơn, ít béo hơn bằng cách sử dụng hợp lý protein trong khẩu phần ăn sao cho vẫn đáp ứng đầy đủ năng lượng cho heo nái và không ảnh hưởng đến năng suất của chúng.

 

2. Giải pháp nào để tăng năng suất cho heo nái nuôi con?

Câu hỏi này được trả lời bởi nghiên cứu sinh Anja V.Strathe thuộc đại học UCPH – người đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình liên quan đến tác động của việc tăng axitamin trong khẩu phần ăn của heo nái đang cho con bú lên năng suất heo con.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng lượng protein trong khẩu phần ăn cho heo nái thì không chỉ năng suất sữa trung bình/ngày của heo nái tăng cao hơn các lứa trước mà chất lượng sữa cũng được cải thiện (hàm lượng protein và chất béo trong sữa tăng hơn bình thường).

 

Đồng thời, biết bổ sung protein hợp lý cũng sẽ điều chỉnh được cân nặng cho heo nái. Cơ thể heo nái giảm huy động protein hơn, thay vào đó việc huy động chất béo diễn ra nhiều hơn trước. Với những heo nái hậu bị chưa phát triển đầy đủ ở chuồng đẻ sẽ được tách riêng ra và chăm sóc với chế độ ăn riêng với các heo nái đã đẻ nhiều lứa.

 

 

3. Việc sử dụng kẽm cho heo con sau cai sữa.

Việc sử dụng kẽm cho heo con sau cai sữa đang được thảo luận khắp châu Âu. Theo đó người ta cho rằng cần cấm sử dụng hóa chất này vì nếu cứ sử dụng kẽm với mục đích kháng khuẩn trong chăn nuôi như hiện nay sẽ có 2 vấn đề phát sinh:

- Một là tăng hiện tượng kháng kháng sinh.

- Hai là ảnh hưởng đến môi trường: nồng độ kẽm trong đất tăng cao vượt quá ngưỡng hấp thụ của cây.

 

Theo đó, Ủy ban châu Âu đang xem xét ban hành một lệnh cấm đối với hóa chất này.

 

Ảnh 2: các chủ đề thảo luận xoay quanh việc sử dụng kẽm, hiện tượng cắn đuôi và vi khuẩn tụ cầu kháng Methicillin
Ảnh 2: Các chủ đề thảo luận xoay quanh việc sử dụng kẽm, hiện tượng cắn đuôi và vi khuẩn tụ cầu kháng Methicillin

 

Tuy nhiên, một nghiên cứu của cố vấn trưởng trung tâm nghiên cứu heo SEGES Đan Mạch, ông Niels J. Kjeldsen cho thấy rằng: việc sử dụng kẽm cho heo con sau cai sữa giúp giảm đáng kể các phương pháp điều trị bằng kháng sinh. Hơn nữa, không tìm thấy bất kỳ một chất phụ gia nào có thể cho kết quả điều trị tương tự khi thay thế kẽm.

 

4. Cách phát hiện sớm hiện tượng heo cắn đuôi nhau?

Hiện tượng heo cắn đuôi nhau thường rất khó để dự đoán trước. Nó không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quy định liên quan đến quyền lợi động vật.

 

Để giảm thiểu nguy cơ heo cắn đuôi nhau sinh dịch, tiến sĩ Helle Pelant Lahrmann, thuộc đại học UCPH và trung tâm nghiên cứu heo SEGES Đan Mạch, đã tiến hành nghiên cứu các dấu hiệu cảnh báo sớm về việc bùng phát hiện tượng cắn đuôi ở heo con cai sữa trong một dự án hợp tác giữa UCPH, Trung tâm nghiên cứu heo SEGES Đan Mạch và trường Đại học Nông nghiệp Scotland.

 

Để tiến hành nghiên cứu, các đợt bùng phát khi heo cắn đuôi nhau được ghi chép lại một cách đầy đủ. Sau đó, các đoạn băng ghi hình vào thời gian trước khi heo cắn đuôi nhau được đưa ra xem xét và phân tích một cách kỹ lưỡng tập trung vào các điểm nghi ngờ như:

- Phản ứng của heo khi bị cắn đuôi.

- Những tư thế của đuôi khi bị cắn, các hành động đặc trưng...

 

Kết quả nghiên cứu đầy hứa hẹn và bước tiếp theo chỉ là xác định và thống kê lại các hành động lặp đi lặp lại của heo con trong thí nghiệm trước khi xảy ra hiện tượng cắn đuôi nhau, từ đó có những lưu ý cho người chăn nuôi nhằm giúp hạn chế tối đa thiệt hại.

 

5. Biện pháp kiểm soát, xóa bỏ bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin (LA-MRSA) trên heo gây ra.

Một chủ đề khác được nói đến tại hội thảo nữa là thống kê chi phí cần có để xóa bỏ và kiểm soát bệnh do MRSA gây ra trên đàn heo tại Đan Mạch. Thống kê này được thực hiện bởi Ông Francisco Fernando Calvo Artavia, viện thú y quốc gia. Ông Francisco cho biết, chi phí ước tính cần thiết để xóa bỏ MRSA là 743 triệu bảng anh (tương đương…vnđ) nhưng sau đó nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại. Bởi vậy nên hội thảo đề nghị nghiêm cứu thêm các biện pháp kiểm soát khác.

 

6. Các nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thú y.

Một nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực giáo dục thú y cũng được đề cập tới trong hội thảo nhằm nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên. Đó là việc ứng dụng các trò chơi vào trong việc học tập được trình bày bởi nghiên cứu sinh Camilla Kirketerp thuộc Đại học UCPH. Dù là một nghiên cứu mới mẻ nhưng cũng khá được chú y tại hội thảo vì tính ứng dụng thực tiễn của nó.

 

Trên đây là 6 vấn đề, 6 xu hướng của nền chăn nuôi heo công nghiệp của Đan Mạch mà thế giới sẽ gặp phải dù sớm hay muộn. Có thể hiện tại những thông tin trên chưa giúp ích cho các độc giả ngay lập tức nhưng khi nắm bắt được xu hướng, VietDVM.com hy vọng quý độc giả sẽ có những góc nhìn khách quan hơn, những quyết định đúng đắn hơn cho các hành động ở hiện tại.

 

VietDVM team biên dịch.   
theo: tạp chí chăn nuôi heo thế giới

Ý kiến bạn đọc (1) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.
Xem thêm:

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status