53% người tiêu dùng thường xuyên tự hỏi, “thực phẩm mình mua có an toàn hay không?”. Bài viết dưới đây được trích dẫn từ một nghiên cứu được tiến hành trên các nông dân Mỹ và chủ trang trại chăn nuôi gia cầm thịt, Alliance.
»› Xem thêm: Độc tố nấm mốc nỗi lo của ngành chăn nuôi hiện đại
»› Chi phí sản xuất gà thịt tại một số nước ở châu Á
Ngày nay, an toàn thực phẩm đã trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với các nhà sản xuất, chăn nuôi gia cầm vì ảnh hưởng to lớn của nó đối với uy tín thương hiệu. Việc thu hồi thực phẩm kém chất lượng không những luôn tốn kém mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của thương hiệu, thậm chí dẫn đến phá sản nếu người tiêu dùng mất niềm tin.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trong hơn 2 thập kỷ qua, ngành công nghiệp thịt nói chung và ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm nói riêng vẫn đang đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm thông qua “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” viết tắt là HACCP.
HACCP bao gồm nhiều đánh giá có hệ thống lên toàn bộ những bước liên quan trong quá trình chế biến thực phẩm để xác định các điểm tới hạn ảnh hưởng tới độ an toàn của thực phẩm như các yếu tố sinh học, hóa học, ô nhiễm vật lý. HACCP cho phép các nhà sản xuất dự đoán các mối nguy hiểm có thể xảy ra để thực hiện các biện cần thiết nhằm giảm hoặc loại bỏ các rủi ro.
Hiện chưa có chiến lược hoàn hảo nào có thể giúp các chủ trang trại và các nhà sản xuất, chăn nuôi gia cầm giải quyết tất cả các mối đe dọa tiềm ẩn dọc theo chuỗi sản xuất, vì vậy các nhà sản xuất và các nhà máy chế biến sử dụng một loạt các chiến lược tại các điểm kiểm soát tới hạn của họ để kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ trang trại.
3 bước để cải thiện an toàn thực phẩm ngay từ trang trại chăn nuôi.
Một số cách mà các nhà sản xuất chăn nuôi gia cầm đang áp dụng để cải thiện an toàn thực phẩm của họ bao gồm:
1. Sử dụng các chất phụ gia thức ăn để làm giảm sự phát triển của các của vi sinh vật nguy hiểm tiềm ẩn trong trang trại chăn nuôi.
2. Sử dụng các dung dịch thuốc sát trùng đã được kiểm nghiệm để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn còn sống sót nào có mặt trong trại chăn nuôi.
3. Sử dụng máy dò kim loại để đảm bảo không có bất kỳ chất gây ô nhiễm vật lý nào được tìm thấy trong bất kỳ sản phẩm thịt thành phẩm nào.
Ngoài các hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu chăn nuôi, khâu chế biến cho đến bảo quản, phân phối đến người tiêu dùng thì để thực sự an toàn, người tiêu dùng cũng cần được phổ biến những kiến thức bảo quản, rã đông, nấu chín…cơ bản để hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm hay các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
VietDVMteam dịch.
(theo poultry world).