Từ sự bùng phát và lây lan của dịch cúm gia cầm H5N8 độc lực cao tại châu Á và châu Âu trong năm 2014, tổ chức thú y thế giới đã rút ra được một số bài học trong đó có việc tăng cường và giám sát dịch bệnh động vật trên toàn thế giới là rất cần thiết..Sau sự lây lan của dịch cúm gia cầm chủng H5N8 ở châu Âu và châu Á, tổ chức thú y thế giới (OIE) đã cảnh báo về sự cần thiết của việc tăng cường hệ thống giám sát và phát hiện sớm các bệnh trên động vật hoang dã trong nước và trên toàn thế giới. Tổ chức đề nghị đây sẽ là một mục tiêu chính của chính sách y tế thế giới.
Hàng triệu gia cầm đã bị tiêu hủy trong vòng chưa đầy 11 tháng do chủng cúm mới H5N8. Chủng virus cúm mới này xuất hiện lần đầu tiên tại Hàn Quốc và nó đã nhanh chóng lây lan rộng ở các nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và gần đây nhất là ba nước thuộc khu vực châu Âu là Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh. Mặc dù sự bùng phát của virus cúm mới này đã được kiểm soát nhanh chóng bởi các cơ quan thú y nhưng nó vẫn có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của ngành chăn nuôi gia cầm.
Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề toàn cầu hóa của con người ngày một gia tăng, con người di chuyển từ vùng này tới vùng khác một cách dễ dàng ngoài ra việc xuất nhập khẩu các loài động vật, các sản phẩm thương mại cũng đã tăng lên rất nhiều so với thập kỷ trước. Đó chính là một trong số những nguyên nhân làm cho mầm bệnh lan truyền từ nước này sang nước khác trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây của virus cúm H5N8 tại các nước châu Âu như một lời nhắc nhở đến cộng đồng thế giới rằng một hiện tượng tự nhiên đơn giản như phong trào di cư của các loài chim hoang dã cũng có thể gây ra dịch bệnh trên toàn thế giới.
Cho đến nay vẫn chưa phát hiện bất kì một trường hợp nào của chủng cúm H5N8 trên người. Tuy nhiên, điều quan trọng là đã có rất nhiều cảnh báo về sự đột biến của các chủng cúm gia cầm. Với 75% các bệnh mới xảy ra trên con người được bắt nguồn từ các mầm bệnh lây truyền qua động vật, kể cả động vật nuôi cũng như động vật hoang dã. Chính vì vậy việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng gắn bó chặt chẽ với việc bảo tồn sức khỏe động vật.Một sự kiện đang rất được quan tâm hiện nay đó là đại dịch Ebola, do động vật hoang dã mà virus Ebola đã lây lan sang con người và tiếp tục lây lan từ con người sang con người gây ra một hậu quả rất nghiêm trọng.
Trong bối cảnh này, OIE đã Kêu gọi các nước thắt chặt việc quản lý dịch bệnh trên động vật có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho người dân địa phương và nền kinh tế của đất nước, thậm chí nó không chỉ ảnh hưởng ở một khu vực mà là cấp độ toàn cầu.
Từ những kinh nghiệm thu được, tiến sỹ Bernard Vallat - tổng giám đốc của tổ chức cho biết "Các cuộc khủng hoảng trong 20 năm qua, chẳng hạn như những nạn nhân liên quan đến cúm gia cầm H5N1, cúm H7N9, bệnh chân tay miệng, bệnh bò điên và gần đây nhất là bệnh Ebola đã cho chúng ta thấy một sự thật rằng các quốc gia đã phải trả một chi phí cho việc chống lại các bệnh có nguồn gốc từ động vật, số khoản tiền đó không là gì so với việc nhà nước phải chi một khoản rất lớn trong ngân sách để chi trả cho những vấn đề liên quan đến một đại dịch xảy ra trên một hoặc có thể lây lan sang rất nhiều các loài động vật khác nhau".
Chính và vậy, sự có mặt kịp thời của các cơ quan thú y quốc gia có thẩm quyền, nhất là các nước đang phát triển là điều kiện tiên quyết để phát hiện sớm dịch bệnh trên động vật từ đó có những phản ứng nhanh, tránh được sự bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Đây là lý do tại sao mà các tổ chức liên chính phủ có những tiêu chuẩn và công cụ cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thú y; OIE đã cung cấp cho 180 nước thành viên với các nền tảng cần thiết như nhân lực và tài chính nhằm mục đích tăng cường quản trị hệ thống thú y đồng thời họ cũng nâng cao đào tạo cán bộ thú y và luật thú y.
Song song với những chính sách đó, điều quan trọng cần phải làm là đảm bảo được sự giám sát tối ưu đối với bệnh động vật hoang dã cũng như động vật nuôi.
Tiến sỹ Vallat nói thêm: " các nhà sản xuất các sản phẩm từ động vật, thợ săn, ngư dân và người sử dụng các sản phẩm của tự nhiên cũng là những người rất quan trọng trong việc hợp tác và là nguồn bổ sung cần thiết ở khắp mọi nơi cho các hoạt động phát hiện, tìm kiếm các loài động vật chứa mầm bệnh ở động vật hoang dã trong đó có thủy cầm".
Ở cấp độ quốc tế, các công cụ này đã được phát triển trong suốt mười năm qua nhằm ngăn chặn đại dịch và bệnh có thể lây lan qua nhiều loài động vật khác nhau. OIE PVS Pathway, là một chương trình toàn cầu nhằm cải thiện hiệu suất của dịch vụ thú y quốc gia, các quy định y tế quốc tế do WHO và hệ thống thông tin y tế của thế giới động vật (WAHIS) là một trong những ví dụ cho chính sách của OIE.
Tiến sỹ Vallat còn nói thêm" những chính sách của OIE có giá trị tuyên truyền và đó là sự ưu tiên để đảm bảo những lợi ích của những quốc gia đang phát triển, nơi mà sự bùng nổ nhu cầu protein động vật sẽ mang lại một sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống ngành chăn nuôi đó là sự kiểm soát thú y chặt chẽ. Và chúng ta phải làm điều này thật nhanh chóng vì các tác nhân gây bệnh sẽ không bao giờ chờ đợi chúng ta"
Vịt Bầu tổng hợp