Virus cúm heo (SIV) là một tác nhân gây bệnh phổ biến trên heo và ở hầu hết các nước sản xuất heo công nghiệp, đa số bệnh được phát hiện trên đàn heo nái. Các chủng chủ yếu gây bệnh trên thế giới là H1N1, H3N2 và H1N2.
Biểu hiện lâm sàng thường thấy của bệnh SIV là: hô hấp cấp tính (có sốt), chán ăn, giảm cân, ho, khó thở, chảy nước mắt và mũi. Ở heo nái có thể có các biểu hiện sảy thai, đẻ non.
Ngoài ra bệnh còn gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi heo do các bệnh kế phát và việc sử dụng kháng sinh để điều trị cũng để lại những tác dụng không mong muốn.
SIV thường tồn tại trên heo mẹ cũng như heo trưởng thành, trong khi đó ở heo con thường ít tìm thấy virus này do có sự bảo hộ của kháng thể. Hiện có rất ít các nghiên cứu về tỷ lệ mắc và những tác động do nhiễm SIV ở heo con. Trên một nghiên cứu trên quy mô nhỏ vừa kết thúc tại Đan Mạch cho thấy, heo con có các biểu hiện lâm sàng của SIV khi không được tiêm vaccine.
Lấy gạc mũi ở heo con 10 - 14 ngày tuổi và phân tích RT-PCR đã phát hiện 12 trên tổng số 43 mẫu dương tính (28,6%) với SIV.
Ngược lại các thử nghiệm như trên cũng được thực hiện trên đàn heo nái. Mẫu dịch mũi của 43 con heo nái có kết quả âm tính với virus SVI.
Tuy nhiên trong đó có 12 con (27,9%) có lượng kháng thể tăng cao (gấp 2 lần tối thiểu) chống lại virus SIV. Không có mối quan hệ giữa việc các cá thể nhiễm SIV và sự tăng kháng thể trong máu của heo. Những heo nái lứa đầu tiên và lứa thứ 2 có lượng kháng thể cao hơn so với những heo nái già hơn. Như vậy, về mặt thống kê các heo nái "trẻ" có lượng kháng thể cao gấp 2 lần mức tối thiểu để chống lại SIV trong thời gian sinh sản. Ngoài biểu hiện ho không có sự khác biệt đáng kể nào về tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng giữa các cá thể nhiễm SIV nhiều và ít. Sự tăng cân trung bình/ngày giữa heo mắc SIV và heo không mắc SIV là không khác nhau.
Nghiên cứu quy mô nhỏ này được thực hiện trên một đàn duy nhất và cùng một đơn vị địa lý, và kết quả nghiên cứu cho thấy nếu đàn heo có sự lưu hành của virus cúm thì những chú heo con có thể bị nhiễm ngay tuần đầu sau khi sinh như vậy kháng thể mẹ truyền không thể bảo hộ hoàn toàn heo con trước SIV. Điều đặc biệt là những heo con được sinh ra từ heo nái trẻ có nguy cơ nhiễm SIV cao hơn những heo nái già.
Với kết quả trên ta càng chú ý tới việc xử lý và kiểm soát SIV ở các trang trại chăn nuôi, cần thiết phải tập trung vào đàn heo con của những heo nái "trẻ" để có được những kết quả như mong muốn và giảm thiệt hại kinh tế.
Ga_8xx dịch