Khi vật nuôi của bạn bị nhiễm độc, thao tác cấp cứu nhanh chóng, kịp thời là vô cùng quan trọng đến sự sống còn của vật. Nhưng khi bạn mất bình tĩnh, bạn có biết phải làm gì lúc đó? Dưới đây là bốn bước xử lý đơn giản và hiệu quả, mong các bạn có thể ghi nhớ phòng trường hợp cần dùng đến.
Bước 1: xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
Xác định loại độc tố mà cún nhà bạn đã tiếp xúc hoặc ăn phải. Tìm các nhãn hiệu, thành phần, và số lượng ăn vào hoặc tiếp xúc của chất độc với cún. Hủy bỏ bất kỳ độc tố nguy hiểm nào có mặt xung quanh đó. Đánh giá các triệu chứng của con vật để xem mức độ nặng hay nhẹ. Ngay cả khi con vật hành động bình thường, nó vẫn có thể đã tiếp xúc với chất độc.
Bước 2: Gọi điện cho bác sỹ thú y nhờ giúp đỡ.
Sau khi đã nắm rõ “bối cảnh, tình hình” lúc đó, bạn có thể miêu tả cho bác sỹ thú y để họ chẩn đoán sơ bộ nếu tiếp xúc (hoặc ăn, uống…) đó được xem là độc hại và có cần thiết phải điều trị bổ sung hay không dựa vào tình trạng nguy hiểm như thế nào.
Đối với các chất độc đã vào bụng, trong một số trường hợp (ngộ độc hydrocacbon, pin, các chất ăn mòn, vvv) hay trong một số trường hợp đặc biệt khác có chỉ định của bác sỹ thú y bạn phải tìm cách gây nôn cho cún tránh để độc tố ngấm sâu hơn gây nguy hiểm.
Đối với những độc tố gây ngộ độc cho cún qua tiếp xúc, bạn hãy tắm cho cún sau đó cho chúng ăn các thức ăn loãng.
Bước 3: Không được dùng bất cứ cách gì điều trị cho cún trừ khi được hướng dẫn bởi bác sỹ thú y.
Nhiều người nghĩ rằng họ đang giúp cún cưng của họ bằng cách đưa ra các biện pháp khắc phục mà có thể họ đã nghe nói trước đó, chẳng hạn như dùng sữa, muối, aspirin,…phản ứng bất lợi giữa độc tố với các chất trên đôi khi có thể nguy hiểm hơn đáng kể hơn so với độc tính của chính nó. Hãy giữ bình tĩnh và không cho cún cưng của bạn uống (tiêm..) bất cứ điều gì trước khi được hướng dẫn bởi một bác sĩ thú y.
Bước 4: Nhận sự trợ giúp.
Nếu cần thiết phải điều trị bổ sung thêm, hãy đưa vật nuôi của bạn đến bác sĩ thú y, hoặc các cơ sở cấp cứu thú y gần nhất. Hãy nhờ một ai khác lái xe trong khi bạn ngồi trông thú cưng để tránh mất tập trung và đảm bảo an toàn. Hãy ghi nhớ một số nguyên tắc đặc biệt để tránh nhiễm bệnh từ cún cưng của bạn trong trường hợp chất độc có thể lây lan sang người.
Như vậy, khi bạn nghi ngờ cún bị ngộ độc, việc đầu tiên là hãy bình tĩnh và gọi ngay cho bác sỹ thú y để được tư vấn kịp thời. Sau khi cấp cứu sơ bộ, bạn nên mang cún đến phòng khám thú y gần nhất để được điều trị bổ sung nếu cần thiết. Trong thời gian đó, hãy nhớ không nên cho cún sử dụng bất kỳ loại thuốc, chất bổ trợ, thức ăn gì…nếu không có chỉ định của bác sỹ.
Hoa Đá.