Bệnh Parvovirus là bệnh truyền nhiễm và lây lan rất mạnh, ở nước ta, tình trạng chó bị parvovirus khá phổ biến gặp ở chó nhiều lứa tuổi khác nhau. Chó bị bệnh có thể phục hồi nhưng vẫn mang mầm bệnh parvo và đào thải ra ngoài môi trường trong nhiều tháng, do vậy bệnh parvovirus lây lan rất nhanh.
Chó con chưa tiêm vaccin bao giờ có tỷ lệ mắc bệnh parvovirus rất cao.
1. Chó lười ăn?
Giai đoạn đầu của bệnh parvovirus, mầm bệnh mới xâm nhập và tạo lớp lót trên đường ruột (và một số bộ phận khác), do đó chó bị sốt, mức năng lượng thấp, đông thời chó có biểu hiện rõ ràng, từ giảm ăn và dần dần là bỏ ăn hoàn toàn.
2. Chó nôn khi mắc parvovirus?
Ban đầu chó nôn và đẩy hết toàn bộ thức ăn của bữa ăn cuối cùng. Nhưng sau nhiều giờ (có thể là nhiều ngày), chó tiếp tục nôn mửa nhưng lúc này, trong dạ dày không còn thức ăn nên chó nôn ra chất nhầy và bọt (đôi khi có thể chứa dịch mật mày vàng nâu hoặc máu).
Máu có thể đỏ tươi hoặc 1 phần đã bị tiêu hóa nên màu cafe.
Chó khi bị mắc Parvovirus thường mất nước, chúng có thể uống nước nhưng sau đó chúng sẽ lại nôn trở lại.
»› Bật mí chống nôn & gây nôn trên chó?
3. Tiêu chảy
Chó bị tiêu chảy phân vàng sau đó phân có lẫn máu hoặc lớp màng ruột bị bong tróc. Các mạch máu trong thành ruột bị hư hỏng, khiến phân có thể toàn máu tươi dạng lỏng như nước.
4. Parvovirus gây thiệt hại cả ở các cơ quan khác
Ngoài tấn công và phá hủy đường ruột, bệnh parvovirus còn tác động tiêu cực lên một số cơ quan khác bao gồm cơ tim khiến bệnh tim mãn tính hoặc tử vong đột ngột. Ngoài ra, tủy xương cũng có thể bị ảnh hưởng gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch dẫn tới viêm phổi.
Phòng ngừa bệnh parvovirus thế nào?
Tiêm phòng đầy đủ cho chó đối với chó mới sinh và sau đó tiêm nhắc lại định kỳ hàng năm
Tỷ lệ tử vong do Parvovirus trên chó rất lớn nên tốt nhất là chủ động phòng bệnh
Chomeo.vn