Hầu như không có ngành công nghiệp nào chịu nhiều tác động từ người tiêu dùng, các quy định pháp luật mới và ý kiến phê bình của công chúng nhiều như ngành chăn nuôi heo ở Đức và châu Âu.
Đó là lý do tại sao việc xác định xu hướng của ngành công nghiệp chăn nuôi heo trong tương lai lại quan trọng như vậy. Và dưới đây là ý tưởng của công ty thiết bị chuồng trại Big Dutchman về một mô hình chăn nuôi heo hiện đại trong tương lai.
Điểm đặc sắc của ý tưởng này chính là heo ở mọi lứa tuổi đều được tự do di chuyển qua tất cả các vị trí trong dãy chuồng nuôi. Ngoài ra, công ty còn có tham vọng là tạo nên một mô hình chuồng nuôi chuyên nghiệp; “cá thể hóa” (nghĩa là mỗi con heo sẽ được chăm sóc tùy vào cân nặng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu…); tăng cường tối đa số heo con được sinh ra; tối đa hóa lợi nhuận mang lại trong chăn nuôi heo.
Hiện ý tưởng đang được công ty thử nghiệm trên một trang trại gồm 60 heo nái. Dưới đây là những mô tả chi tiết về mô hình chăn nuôi heo mới này từ thiết kế cho đến những điểm cải tiến nổi bật của nó.
Khu vực trung chuyển heo
Có 3 cánh cửa vào và 2-3 cánh cửa đi ra các trạm ăn, trước lúc đó sẽ có một hệ thống tự động đo đạc các chỉ số như nhiệt độ cơ thể heo, trọng lượng heo…tùy thuộc vào các chỉ số cơ thể đó mà heo được hướng dẫn vào các trạm ăn tương ứng.
Trong các trạm ăn, heo nái được phân tích và lựa chọn dựa vào các biện pháp kỹ thuật tự động phát hiện → nếu có hiện tượng động dục → được tách ra và di chuyển tới khu vực thụ tinh.
Những heo nái mang thai ngày thứ 25 được kiểm tra tự động và nếu đậu thai sẽ được thông báo cho người vận hành sau đó heo được di chuyển đến khu vực chuồng bầu.
Cấu trúc trang trại chăn nuôi heo được bố trí và thiết kế sao cho toàn bộ các công việc trên đều hoàn toàn tự động.
Khu vực thụ tinh
Heo sau khi phát hiện động dục sẽ được chuyển đến khu vực thụ tinh và tách biệt trong khoảng 2 ngày. Heo không nên ở trong khu vực thụ tinh quá lâu.
Chúng được sắp xếp thụ tinh theo nhóm sau khi khu vực tiếp xúc với heo đực được mở ra.
Cần chuẩn bị sẵn sàng vài ô chuồng dành riêng cho việc bảo vệ heo nái sau khi thụ tinh (tránh chúng va chạm với những con khác làm sẩy thai).
Khu vực heo đực được đặt cạnh chuồng heo nái để tiện cho việc kích thích và phát hiện heo nái trong thời kỳ động dục.
Khu vực chờ trong chăn nuôi heo hiện đại
Chuồng chăn nuôi heo thông thường tại châu Âu hiện nay, heo nái được xếp thành từng nhóm tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ. Mỗi heo nái có diện tích khoảng 2,5m2.
Một số ý tưởng đột phá của nghiên cứu:
- Khu vực nghỉ ngơi của heo nái được tích hợp sàn sưởi ấm.
- Khu vực sàn kín được làm sạch tự động bằng robot. Bộ lót sàn mới sẽ được robot cung cấp ngay lập tức.
- Robot được ngụy trang bằng rơm, mùn cưa hoặc thức ăn gia súc để thân thiện và heo có thể chơi đùa cùng.
- Bài chải massage thân thiện với động vật được lắp đặt ở đầu vào để làm sạch không khí dưới sàn nhà.
Khu vực đẻ trong chăn nuôi heo
Điểm nhấn tiếp theo của nghiên cứu này là hệ thống chuồng chăn nuôi heo đẻ tự do – heo tự do di chuyển trong khu vực đẻ. Khu vực này được chia làm 3 phần:
- Ô chuồng đẻ.
- Khu vực đẻ.
- Khu vực tập thể dục.
Ô chuồng đẻ
Khu vực đẻ
Khu vực đẻ với hệ thống chuồng tự do di chuyển được thiết kế với hai kích thước ô chuồng khác nhau. Sáu ô chuồng có kích thước bình thường, hai ô chuồng lớn hơn giành riêng cho nái lớn và già hơn.
Mỗi ô chuồng chăn nuôi heo đẻ được trang bị rãnh uống, hệ thống cho ăn, sàn di chuyển, bộ phận bảo vệ đột ngột và một cửa ra vào được thiết kế đặc biệt. Chúng tôi gọi đây là cánh cửa của Hà Lan vì nó có thể giữ phần dưới của cửa đóng lại. Điều này đảm bảo việc heo con không thể thoát ra ngoài ô chuồng.
Một số thiết kế nổi trội của khu vực đẻ:
- Hệ thống cấp nước có theo dõi lại lượng nước heo uống.
- Có sàn di động giúp loại bỏ phân → giữ cho ô chuồng chăn nuôi heo đẻ luôn sạch sẽ, vệ sinh.
- Có hệ thống sưởi ấm ổ cho heo con.
Cửa của chuồng đẻ sẽ đóng hoàn toàn, đóng một phần hoặc mở tùy thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình đẻ như sau:
1. Cửa mở hoàn toàn khi:
- Heo nái mới được di chuyển từ khu chờ đẻ đến khu vực đẻ. Heo sẽ chọn ô chuồng mà chúng thích.
- Chín ngày sau khi đẻ, cửa được mở ra lần thứ hai. Heo nái và heo con có thể di chuyển tự do trong khu vực tập thể dục.
2. Cửa ô chuồng đẻ đóng hoàn toàn (như hình bên dưới) khi heo đẻ.
Điều này đảm bảo cho heo nái không bị kích thích bởi các heo khác trong khi đẻ. Cửa đóng trong ba ngày đầu tiên để heo nái và heo con có thể tạo thành một liên kết. Các heo con học cách nhận ra tiếng mẹ đẻ và âm thanh của heo mẹ. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn sau.
3. Cửa ô chuồng đẻ mở một phần khi (chế độ cửa Hà Lan).
Thời kỳ bú mẹ, cửa có thể được mở theo chế độ cửa Hà Lan. Nghĩa là heo nái có thể rời khỏi ô đẻ và di chuyển quanh khu vực tập thể dục với những heo nái khác. Thời điểm này - giữa ngày thứ 3 và ngày thứ 9 sau khi đẻ
- Không có heo con ở khu vực thể dục.
Heo nái tỏ ra rất thích thú khi rời khỏi ô chuồng đẻ để đi vệ sinh, đi tiểu hay chỉ đơn giản là đi dạo một mình trong một khoảng thời gian. Không có vấn đề gì quá khó khi chúng tìm lại ô chuồng của mình cùng với heo con của chúng một lần nữa.
Khu vực tập thể dục:
“Hỗn loạn có tổ chức” – là từ ngữ có thể dùng để mô tả một cách chính xác khu vực tập thể dục trong chuồng chăn nuôi heo mới này.
Với mô hình này, heo con được tự do khám phá môi trường xung quanh sớm hơn so với mô hình chăn nuôi heo hiện tại. Khuôn viên mỗi khu thể dục có sức chứa khoảng 10 heo nái và có các vách ngăn bảo vệ tránh việc heo con đi quá xa.
Khu vực tích hợp chăn nuôi heo hậu bị
Đây là khu vực để trại tự gây giống heo hậu bị, phòng trường hợp trại thiếu heo nái sẽ cần sử dụng đến.
Khu vực này được thiết kế gần chuồng heo đực nhằm dễ phát hiện ra những con có biểu hiện động dục dễ dàng hơn.
Hệ thống lọc khí ở trại chăn nuôi heo
Chăn nuôi heo ngày nay hầu như ai cũng biết vai trò của không khí sạch, trong lành quan trọng như thế nào đối với sức khỏe vật nuôi. Trong ý tưởng này, với mong muốn vật nuôi có được một cuộc sống “trong lành” nhất, các nhà nghiên cứu thiết kế các đường ống dẫn khí với các tấm lọc tại đầu mỗi ống.
Ngoài ra Big Dutchman còn hứa hẹn sẽ cung cấp máy lọc không khí 3 giai đoạn gọn nhẹ, tiện lợi.
Khu vực chăn nuôi heo thịt
Heo con được đưa trực tiếp vào khu nuôi thịt sau khi cai sữa và được nuôi nhốt riêng theo giới tính của chúng. Heo cùng nhóm tuổi được nhốt chung với nhau và có một khoảng diện tích riêng.
Toàn bộ diện tích chăn nuôi heo thịt được thiết kế như một ngôi nhà chung rất lớn. Heo được di chuyển đến đó sau khi cai sữa và chỉ rời khỏi khu vực này khi xuất bán. Điều này giúp hạn chế tối đa việc heo bị stress do di chuyển giữa các chuồng nuôi.
Nhờ hệ thống quản lý thông minh này mà hiệu quả và lợi nhuận chăn nuôi được nâng cao thấy rõ.
Chuồng chăn nuôi heo sau cai sữa.
Giai đoạn này heo con được nuôi nhốt chung trong một khu vực khép kín (không mở cửa giao lưu với bên ngoài) để dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với độ tuổi.
Khi heo dần lớn lên, thức ăn và nhiệt độ trong chuồng nuôi cũng tự động điều chỉnh theo nhu cầu của chúng.
Chuồng chăn nuôi heo vỗ béo.
Giành riêng cho những heo thịt từ 30kg trở lên.
Máng ăn tự động.
Cũng là một trong những điểm nổi bật trong thiết kế mới này. Máng có thể tự động điều chỉnh chiều cao thấp cũng như lượng thức ăn tùy theo độ tuổi của heo.
Dưới đây là một số hình ảnh trang trại chăn nuôi heo 60 nái thí nghiệm mô hình trên trong thực tế.
Có thể một số phần trong ý tưởng trên đây sẽ không thể áp dụng được trong thực tế chăn nuôi heo vì nó không phù hợp nhưng điều này là hoàn toàn bình thường đối với bất kỳ một nghiên cứu mới nào. Các ý tưởng được chọn lọc, thử nghiệm trong thực tế, sau đó sẽ loại bỏ hoặc tiếp tục phát triển.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý độc giả của VietDVM.com có thêm những góc nhìn trực quan, sinh động hơn về tình hình chăn nuôi heo trên thế giới. Từ đó trở nên chủ động hơn và thậm chí có thể bắt kịp xu thế chăn nuôi của tương lai.
VietDVM team biên dịch.
(theo Big Dutchman).