Giảm Stress nhiệt trên gà đẻ và nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà đẻ mùa nóng

| Ngày12/05/2022

Dưới thời tiết nắng nóng, người chăn nuôi cần có những biện pháp để giảm stress nhiệt cho vật nuôi nói chung và cho gà đẻ nói riêng. Gà đẻ bị stress nhiệt không chỉ liên quan đến vấn đề sức khỏe và “cuộc sống” của chúng mà còn làm giảm năng suất kinh tế nghiêm trọng.


Để ứng phó và ngăn chặn stress nhiệt trên gà đẻ, chúng ta phải hiểu được tại sao stress nhiệt lại xảy ra; Thân nhiệt của gà đẻ bình thường là khoảng 40 ° C. Nhiệt độ chuồng nuôi lý tưởng với gà đẻ rơi vào khoảng 18 đến 24 ° C. Khi nhiệt độ chuồng lên hơn 32 ° C thì hiện tượng stress nhiệt có thể xảy ra.


Theo một nghiên cứu được trích dẫn trong bài báo của Đại học Purdue và dịch vụ nghiên cứu nông nghiệp của USDA - Mỹ, stress nhiệt trên gà đẻ có thể làm giảm 31,6% chuyển hóa thức ăn, giảm 36,4% sản lượng trứng và giảm 3,41% trọng lượng trứng.

Các tác giả của bài báo chỉ ra rằng stress nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. "Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vi khuẩn, chẳng hạn như Salmonella và Campylobacter, có khả năng lợi dụng các chất nội tiết mà vật chủ tiết ra do stress nhiệt để tăng trưởng mạnh hơn và gây bệnh cho con người. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến các stress từ môi trường đặc biệt như stress nhiệt”.

Những hậu quả khác của stress nhiệt bao gồm tăng lượng nước tiêu thụ có thể dẫn đến hiện tượng phân ướt, trứng bẩn và giảm chức năng miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả vaccine.

 

Giảm Stress nhiệt trên gà vào mùa nóng luôn gây thiệt hại lớn về kinh tế
Giảm Stress nhiệt trên gà vào mùa nóng luôn gây thiệt hại lớn về kinh tế

Stress nhiệt trên gà đẻ?

Khi nhiệt độ cơ thể gà tăng do môi trường (nắng nóng, mật độ chăn nuôi cao ….) , gà cần giảm nhiệt độ cơ thể. Một cách đơn giản mà chúng ta thường thấy đó là gà dang rộng 2 cánh và vùi mình trong lớp chất độn chuồng, đây là cách thoát nhiệt đối lưu.

Một cách khác là thoát nhiệt qua đường hô hấp nhờ tăng cường độ hô hấp. Khi chồng quá nóng, gà đẻ sẽ thoát nhiệt từ đường hô hấp, gà sẽ thở nhanh để làm tăng luồng không khí qua niêm mạc.

Khi gà đẻ tăng cường độ hô hấp sẽ gây xáo trộn cân bằng axit- bazơ chuyển hóa, dẫn đến chất lượng vỏ trứng kém (vỏ mỏng, yếu). Cuối cùng, làm giảm lượng canxi được chuyển đến tuyến vỏ, sự thiếu hụt này không thể bù lại bằng cách thay đổi khẩu phần ăn. Hơn nữa, nếu gà thở quá nhanh nhưng vẫn không thể cân bằng nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng thêm, gà đẻ sẽ cực kỳ mệt mỏi và có thể chết.

Với cách thoát nhiệt này, điều quan trọng cần lưu ý là độ ẩm chuồng nuôi. Độ ẩm cao ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng sẽ làm tăng sự khó chịu của gà và làm giảm hiệu quả tự “làm mát” của gà bằng phương pháp . Làm mát bằng cách này chỉ có hiệu quả khi độ ẩm tương đối trong không khí thấp.

 

Tránh gây ức chế cho gà trong quá trình chăm sóc

Nếu gà có nguy cơ bị stress nhiệt hoặc chuồng nuôi đã quá nóng, tránh tối đa việc làm phiền chúng, đặc biệt là thời điểm nóng nhất trong ngày, để chúng không bị nóng hơn khi phải di chuyển xung quanh. Lịch trình hầu hết các công việc trong chuồng nên thực hiện vào sáng sớm hoặc vào buổi tối khi không quá nóng (hãy nhớ rằng buổi chiều 13 -16h là lúc nóng nhất trong ngày).

Điều quan trọng là không để mật độ nuôi quá dày, hay số gà trong lồng quá chật. Gà cần dang rộng đôi cánh của mình để tăng luồng khí xung quanh cơ thể chúng. Nếu gà đẻ phải vận chuyển vào một ngày nóng, hãy nhốt số lượng ít gà hơn trong mỗi thùng vận chuyển và xen kẽ những thùng bằng thùng trống để lưu thông không khí tốt hơn. Nếu có thể, chỉ nên vận chuyển cho đến buổi tối. Thực hiện cắt mỏ gà vào một ngày mát hoặc cắt vào sáng sớm trước khi nhiệt độ tăng cao.

 

Chú trọng hệ thống thông gió

Thông gió tốt là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa stress nhiệt trên gà đẻ trong những tháng thời tiết nóng.

Nếu hệ thống thông gió hoạt động kém vào một ngày hè nóng nực, nhiệt độ trong chuồng có thể tăng 15 ° C trong vòng 1 giờ.

Để giúp gà đẻ thoải mái, tổng công suất quạt xả phải ít nhất 3,5 lít/giây/gà đẻ. Bạn có thể cần hai quạt mỗi phút.

 

Hãy chắc chắn rằng quạt hoạt động tốt, các cánh quạt và cửa gió sạch sẽ và độ căng của đai được điều chỉnh đúng cách. Quạt bị bảo trì kém sẽ giảm 50% công suất. Ngoài việc hệ thống thông gió trong suốt cả ngày khi trời nóng, quạt nên để chạy qua đêm và sáng sớm để mang đến không khí mát mẻ. Các cửa hút không khí nên được điều chỉnh để đạt được luồng không khí thống nhất trên toàn chuồng.

 

Máy phát điện và hệ thống báo động là thiết bị thiết yếu để ngăn ngừa stress nhiệt. Chủ trang trại nên kiểm tra chúng ít nhất hàng tháng và thiết lập các báo động nhiệt độ trong phạm vi nhạy cảm. Có nhiều trang trại tăng điểm đặt nhiệt độ trong thời tiết nóng để các báo động của họ không xuất hiện thường xuyên, nhưng tốt hơn là nên sử dụng đúng cách vì có thể cảnh báo một vấn đề trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế.

 

Hệ thống phun sương cần được kiểm tra thường xuyên và nên chạy 2 phút mỗi 10 phút nếu độ ẩm thấp. Đôi khi nhiệt độ mùa hè cực kỳ cao và cần phun nước làm mát mái.
Lớp cách nhiệt lý tưởng là R 20 cho các bức tường và R 28 cho trần để giúp giữ ấm cho chuồng vào mùa đông nhưng mát mẻ vào mùa hè, nhưng nếu không có điều kiện xây dựng thì cần đầu tư hơn cho hệ thống phun sương và phun nước làm mát mái.

 

Bảo trì hệ thống nước

Ở nhiệt độ bình thường, 1.000 gà đẻ sẽ uống 2.000 lít nước mỗi ngày, nhưng lượng của chúng sẽ tăng 50% nếu nhiệt độ nhà tăng đến 32 ° C - khi đó hiện tượng phân ướt và trứng bẩn có thể xảy ra. Cần có không gian uống đầy đủ và nhiều núm uống hơn nếu nuôi gà sàn.
Bảo trì hệ thống nước sạch sẽ và hoạt động tốt là một việc quan trọng khác để giảm stress nhiệt cho gà đẻ. Một số núm uống có thể bị tắc, hãy kiểm tra một cách hệ thống để đảm bảo tất cả đều hoạt động.


Lưu lượng nước phải lớn hơn 70 ml/phút/núm. Nếu không, các ống dẫn cần được kiểm tra. Nếu có sự tích tụ của sắt và các khoáng chất khác, nó cần phải được loại bỏ bằng polyphosphate và / hoặc clo. Đừng quên thường xuyên kiểm tra bộ lọc nước và thay thế chúng khi cần thiết.

Làm mát nước uống bằng các dòng xả vào buổi chiều khá hữu ích. Nước mát giúp giảm thân nhiệt của gà. Nếu nước dưới 25 ° C, gà sẽ uống nhiều hơn. Nước trên 30 ° C sẽ làm giảm lượng nước tiêu thụ và lượng thức ăn. Thêm vitamin và chất điện giải vào nước uống giúp thay thế natri bị mất, clorua, kali và bicarbonate, nhưng nên bổ sung trước khi nhiệt độ lên quá cao.

 

Tạm dời lịch vaccine

Nếu đến lịch làm vaccin mà gà bị stress nhiệt thì tốt nhất nên hoãn tiêm phòng vì tác động của stress nhiệt đối với hệ thống miễn dịch có thể làm giảm hiệu quả của vaccin.


Đôi khi, vấn đề ngược lại có thể xảy ra nếu gà được làm vaccine khi chúng bị stress nhiệt. Nếu gà đang thở gấp, chúng có thể hít quá nhiều vaccin edạng phun/xịt hoặc uống quá nhiều vaccine được pha vào nước. Trong cả hai tình huống này, các loài chim có thể biểu hiện dấu hiệu của bệnh được làm vaccine.

Thật khó để nói chính xác thời gian nên chờ để tiêm vaccine những con gà bị stress nhiệt. Nếu stress nhiệt chỉ kéo dài một ngày và không dẫn đến bất kỳ vấn đề về hiệu suất hoặc sản xuất đáng kể nào, có thể tiến hành ngay khi gà không còn stress. Tuy nhiên, tác dụng phụ của stress nhiệt đối với hệ thống miễn dịch sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của nhiệt độ; Nếu chim bị stress hơn một ngày, có lẽ sẽ tốt hơn khi chờ thêm vài ngày trước khi tiêm phòng.


Mất bao nhiêu thời gian để gà đẻ trở lại bình thường sau khi bị stress nhiệt? Điều này cũng phụ thuộc vào thời gian kéo dài của stress. Vấn đề thường gặp là gà đẻ bỏ ăn, và lượng chất dinh dưỡng giảm dẫn đến lòng đỏ và trứng nhỏ hơn. Nếu chúng bỏ ăn trong 1 ngày, việc giảm kích thước lòng đỏ rất nhỏ và không đáng kể, nhưng nếu chúng bỏ ăn kéo dài, việc lòng đỏ giảm phát triển sẽ nghiêm trọng hơn và kéo dài.

Tương tự với chất lượng vỏ. Sự mất cân bằng axit-bazơ kéo dài do stress nhiệt, sẽ càng nghiêm trọng và tác động đến chất lượng vỏ. Khi số dư axit-bazơ trở về mức độ bình thường, chất lượng vỏ trứng sẽ trở về bình thường.

Hầu hết các vùng sản xuất gà thương phẩm đều ở những khu vực có nhiệt độ mùa hè cực đoan, nhưng chúng ta có thể bảo vệ gà đẻ và ngăn ngừa stress nhiệt - nếu chúng ta có sự chuẩn bị tốt.

 

 

VietDVM team

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status