Nguyên nhân gây cho heo bị ngộ độc thường gặp

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày10/09/2015

Thông thường, ta chỉ có thể xác nhận heo bị ngộ độc khi bệnh đã khá nặng, mọi triệu chứng bệnh tích đã rõ ràng, do đó, việc nắm rõ các triệu chứng để chẩn đoán kịp thời là vô cùng quan trọng.

 

Dưới đây là bài báo cáo của Melanie Jenkins về các nguyên nhân chủ yếu gây ra ngộ độc trên heo nhằm giúp chẩn đoán sớm và chính xác các trường hợp heo ngộ độc.

 

doc to nam moc

Nguyên liệu chế biến TACN nhiễm độc (ảnh internet)

 

Heo bị ngộ độc có thể thấy ở các trang trại nuôi heo trong nhà và ngoài trời, tuy nhiên, bắt gặp nhiều nhất vẫn là ở các trại chăn nuôi nhỏ lẻ - nơi mà heo có cơ hội tiếp xúc với các chất độc hại cao nhất.

 

Theo các chuyên gia, với bất kỳ trường hợp bệnh nào của heo kể cả ngộ độc, việc chẩn đoán chính xác là chìa khóa của việc điều trị thành công. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào heo bị ngộ độc, cần phải tiến hành lấy mẫu và mang đi xét nghiệm càng nhanh càng tốt.

 

 

 

I - Nguyên nhân và triệu chứng khi heo bị ngộ độc thường gặp.

 

1. Heo bị ngộ độc do độc tố nấm mốc:

 

Là loại gặp nhiều nhất. Nó có thể nằm trong thức ăn hay các thùng chứa thức ăn lớn của trang trại. Tuy nhiên, những heo nhiễm độc tố nấm mốc thường có biểu hiện triệu chứng bệnh tích không rõ ràng nên rất khó chẩn đoán.

 

Các thùng chứa với điều kiện ẩm ướt rất phù hợp cho nấm mốc phát triển là mối đe dọa chính với đàn heo → chúng ta cần vệ sinh, làm sạch các thùng chứa này thường xuyên.

 

Năm 2014, khi điều kiện thời tiết thuận lợi, một loại nấm mốc trên lúa đã phát triển và gây ra các vụ ngộ độc mycotoxin điển hình. Theo các chuyên gia, khi loại nấm mốc đó xuất hiện trong vụ thu hoạch, nó có thể có mặt trong thức ăn hoặc rơm. Đa phần các công ty thức ăn lớn và các chuyên gia nông nghiệp sẽ kiểm soát nó trước khi thu hoạch, tuy nhiên, nếu nó được heo ăn phải thì có thể dẫn đến các trường hợp hoại tử khô ở 4 chi, tai, đuôi, móng hay các mảng da.

 

Zearalanone:   là 1 loại độc tố nấm mốc khá phổ biến khác, “nó có cấu tạo rất giống các phân tử estrogen nên rất khó phát hiện chúng trong cơ thể heo nái mang thai” theo ông Evans, một chuyên gia thú y.

 

“Nó chỉ rõ ràng khi nào heo con sinh ra có các dấu hiệu như sưng âm hộ, chân dang rộng, cơ bắp kém phát triển. Sau khi đẻ, heo nái đó có các dấu hiệu như tử cung và trực tràng sệ xuống, là 1 trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng sa hậu môn trên heo đang phát triển.” theo ông Evans.

 

Một liều lượng lớn độc tố nấm mốc Vomitoxin có thể làm cho heo bị bệnh trong vòng 10 phút sau khi ăn vào. Nếu liều lượng nhỏ, hãy cho heo ngừng ăn, triệu chứng ngộ độc sẽ có thể giảm.

 

 

2. Heo bị ngộ độc rượu:

Xảy ra khi heo ăn quá nhiều các phụ phẩm trong quá trình sản xuất bia rượu như men bia, bã hèm rượu. Đối với heo nái, nó có thể gây suy nhược cơ thể giống như khi người say rượu. Tuy nhiên, tác hại lớn nhất thường là gây ra các biến chứng bẩm sinh trên heo con sơ sinh, đặc biệt là heo con của heo nái mang thai lứa đầu.


Các bạn có thể thạm khảo thêm thông tin cụ thể trong bài viết Hội chứng bào thai heo nhiễm độc rượu.

 

3. Heo bị ngộ độc muối hoặc thiếu nước:

Xảy ra khi heo không được cung cấp đủ nước hoặc thức ăn có hàm lượng muối quá cao và heo không uống đủ nước để bù lại.
Các khẩu phần ăn ẩm ướt có nguy cơ chứa nhiều muối hơn bình thường. Điều này nếu kết hợp với tình trạng nhiệt độ cao và thiếu nước cận biên (lượng nước không dồi dào, chỉ đủ để duy trì trạng thái bình thường cho heo) có thể dẫn đến các triệu chứng viêm màng não ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Khi đó, ta nên bổ sung nước cho heo từ từ, nếu không có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và dẫn đến tử vong.

 

4. Heo bị ngộ độc hắc ín, than đá.

Ở dạng phenol và cresols. Có thể được tìm thấy trong các loại sơn, thuốc khử trùng và những chiếc đĩa bằng đất sét cũ. Theo các chuyên gia, những chất độc này sau khi vào cơ thể heo có thể gây tổn thương gan và tử vong ngay sau đó.

 

5. Heo bị ngộ độc khí.

Ngộ độc khí là trường hợp tương đối ít gặp, gây ra bởi sự tích tụ của khí carbon dioxide, carbon monoxide hoặc hydrogen sulphide trong chuồng. “Ngày nay, với hệ thống thông gió rất tốt thì hầu như không có trại nào gặp phải trường hợp ngộ độc khí như trên”.

 

6. Heo bị ngộ độc thuốc kháng sinh.

Đây cũng là trường hợp vô cùng hiếm hiện nay do toàn bộ thuốc kháng sinh được sử dụng đều đã được kiểm tra rất chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng cho con vật.

 

7. Heo bị ngộ độc thực vật.

Xảy ra khi heo ăn phải 1 số loại thực vật độc như cây độc cần, hay dương xỉ… Đa phần trường hợp ngộ độc này xảy ra với những chú heo sống ngoài trời hay heo ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

 

Cây dương xỉ có thể gây suy tim cấp tính, phù phổi. Trong khi cây độc cần cũng vô cùng nguy hại đến tính mạng của heo dù chỉ với 1 liều lượng rất nhỏ. Nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây ra dị tật bẩm sinh ở heo con và có thể gây tử vong trong vòng vài giờ.

cay doc can va cay duong xi

Một số loại thực vật độc hại khác chúng ta cần lưu ý đó là: cây foxglove, cocklebur, cây phỉ ốc, cây ivy và cây kim tước.

cay kim tuoc cay phi oc

cay doc

I – Phòng ngừa và điều trị heo bị ngộ độc.

Điều trị ngộ độc quan trọng nhất là việc xác định được loại chất độc gây bệnh cho heo, tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là thời gian. Nếu không được can thiệp kịp thời, chất độc có thể giết chết heo. Do đó, đối với các trường hợp nhiễm độc thì phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng.

 

Các bác sỹ thú y – những người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn và xử lý bệnh - cũng cần phải nắm rõ các loại chất độc và những ảnh hưởng của nó lên cơ thể heo để giúp người chăn nuôi phòng và điều trị khi cần thiết, giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại không đáng có.

 

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến khích người chăn nuôi chủ động tìm kiếm thêm thông tin trên mạng internet về các vụ ngộ độc, từ đó chủ động trong việc phòng bệnh, loại bỏ toàn bộ nguy cơ gây hại cho heo ra khỏi khu vực heo có thể tiếp cận trước khi nhập heo về trại.

 

Về thức ăn cho heo, người chăn nuôi cũng nên mua ở những nguồn uy tín và kiểm tra độc tố nấm mốc thường xuyên. Tránh trường hợp độc tố phát sinh trong quá trình vận chuyển, bảo quản mà không biết.

 

“Tôi đã gặp rất nhiều vụ ngộ độc trên động vật và phổ biến nhất vẫn là ngộ độc trên heo.” Theo ông Pearson.

 


VietDVM team biên dịch.
(theo thepigsite)     

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status