Kiểm soát APP (viêm phổi dính sườn) cấp tính

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày21/05/2016

Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) là vi khuẩn gây bệnh viêm phổi màng phổi hay còn gọi là bệnh viêm phổi dính sườn trên heo. Trong số rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hô hấp thì APP là một trong những nguyên nhân chính. 

 

Hiện tại ở Việt Nam, tỷ lệ trang trại có heo nhiễm mầm bệnh APP là rất lớn, tuy nhiên hầu hết ở thể mãn tính gây ho và chậm tăng trưởng. Tuy vậy, thời gian gần đây số lượng heo bị chết do APP cấp tính tăng cao và lây lan thành dịch làm thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi của các trang trại.

 

Bởi vậy, khác với bài viết bệnh viêm phổi dính sườn trên heo, trong bài viết này chúng tôi mô tả lại một trường hợp bệnh cấp tính trong thực tế từ triệu chứng, bệnh tích, cách chẩn đoán cho đến hướng xử lý từ đó nhằm giúp độc giả có thêm góc nhìn, kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị APP.

 

Xem thêm:
Kiểm soát bệnh Viêm phổi dính sườn APP mãn tinh

 

Phổi heo 2 tuần tuổi nhiễm APP cấp tính
Phổi heo 2 tuần tuổi nhiễm APP cấp tính

 

1. Triệu chứng lâm sàng của ca bệnh viêm phổi dính sườn.

Thời điểm đó, bệnh xuất hiện và lây lan trên nhiều trang trại ở Châu Âu. Trong bài này, ví dụ điển hình là 1 trang trại với 650 heo nái. Buổi sáng đầu tiên phát hiện 44 heo bệnh chết một cách đột ngột, sau đó 1h đồng hồ chết thêm 22 heo và trong quá trình chẩn đoán điều trị chết thêm 9 heo nữa.

 

Heo chết ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Dấu hiệu đầu tiên là chết một cách đột ngột và đa phần không có biểu hiện gì trước đó, một số ít trường hợp heo có ho nhẹ hoặc cúm nhẹ trước khi chết.

 

Số heo bệnh còn lại thường suy hô hấp cấp tính: khó thở, giảm hấp thu thức ăn. Khi ở tư thế nằm nghiêng, heo giảm ho nhưng chỉ cần 1 sự chuyển động cũng có thể khiến heo đột quỵ và tử vong. Heo con sinh ra không muốn di chuyển và tím tái 4 chân.

 

Nhiệt độ trực tràng lên tới 41ºC (thân nhiệt bình thường của heo là 38-40ºC). Trường hợp nặng heo chết hộc máu ra ở mũi.

 

Trại heo nhiễm bệnh APP cấp tính – heo mệt mỏi, giảm vận động, giảm ăn, khó thở, tai tím tái
Trại heo nhiễm bệnh APP cấp tính – heo mệt mỏi, giảm vận động, giảm ăn, khó thở, tai tím tái 

2. Các bác sỹ đã làm thế nào để xác định heo đã bị bệnh viêm phổi dính sườn?

Heo chết một cách đột ngột và thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau nên ban đầu nhóm bác sỹ điều trị nghi ngờ heo chết do nhiễm trùng huyết. Từ đó, một loạt các nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết được xem xét, nghi ngờ như: Tụ huyết trùng cấp, Salmonella cấp, Viêm đa xoang Glassers hay các bệnh virus khác như dịch tả heo.

 

Sau đó các bác sỹ tiến hành mổ khám bệnh tích thì gần như toàn bộ bệnh tích đều là đặc trưng của bệnh viêm phổi dính sườn cấp tính – APP:

 

- Ngoài các mảng fibrin trên phúc mạc thì bệnh lý dường như được giới hạn trong xoang ngực của heo bệnh: xoang ngực xuất huyết, phổi được bao bọc bởi dịch fibrin màu vàng, tim bình thường.

 

- Có trường hợp, phổi xuất huyết nặng 1 bên, bên còn lại vẫn bình thường (hình 1) nhưng đa phần, chỉ có 1 phần của phổi bị viêm.

 

- Khí quản xuất huyết, có bọt, thậm chí heo chết xuất huyết (hộc máu) tràn ra cả xoang mũi và phía ngoài mũi. 

Sợi fibrin trong xoang phúc mạc trong bệnh APP
Sợi fibrin trong xoang phúc mạc trong bệnh APP 

 

Phổi viêm, xuất huyết và có fibrin bám ở mặt lưng là bệnh tích điển hình của bệnh viêm phổi dính sườn cấp tính
Phổi viêm, xuất huyết và có fibrin bám ở mặt lưng là bệnh tích điển hình của bệnh viêm phổi dính sườn cấp tính

Dù gần như chắc chắn nhưng các bác sỹ vẫn lấy mẫu bệnh phẩm từ các phần phổi bị viêm để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: kiểm tra kiểu huyết thanh và làm kháng sinh đồ.

 

Tuy nhiên vì bệnh quá cấp tính, heo chết nhiều và nhanh (buổi sáng đầu tiên phát hiện 41 heo chết, sau đó 1h thêm 22 heo nữa chết và trong quá trình điều tra, chẩn đoán đã chết thêm 9 heo nữa) nên không thể đợi kết quả xét nghiệm. Buộc các bác sỹ phải ngay lập tức điều trị chẩn đoán, thăm dò.

 

Theo các bác sỹ điều trị trực tiếp, đây là một trong những trường hợp rất điển hình của bệnh viêm phổi dính sườn trên heo.

 

 

3. Các bác sỹ đã hành động can thiệp như thế nào?

Trong trường hợp bệnh cấp tính và không thể đợi kết quả chẩn đoán chính xác từ phòng thí nghiệm như thế này thì phác đồ điều trị được đưa ra dựa trên kinh nghiệm chẩn đoán, kinh nghiệm chữa trị của các bác sỹ điều trị lâm sàng.

 

Phác đồ điều trị được lựa chọn tùy thuộc vào tuổi heo bệnh và mức độ tác động cho phép lên khả năng tăng trưởng của heo (ví dụ: với heo thịt choai thì sẽ chọn loại thuốc, kháng sinh ít ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, hấp thu nhất hay sẽ chọn loại thuốc ít ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của heo nhất để sau khi khỏi bệnh heo không bị còi cọc, chậm lớn).

 

Ở Châu Âu thời điểm xảy ra bệnh, các nhóm kháng sinh đã có hiệu quả với viêm phổi dính sườn cấp tính bao gồm: penicillin, ampicillin / amoxicillintetracycline thì đang bị hạn chế sử dụng do lo ngại về việc kháng kháng sinh. Nên lựa chọn hợp lý nhất lúc đó còn lại là cephalosporin thế hệ thứ ba và fluoroquinolones.

 

Tuy nhiên, với diễn biến quá nhanh của mầm bệnh, các bác sĩ quyết định sử dụng 1 loại kháng sinh cho tác dụng nhanh trong vòng 1h đồng hồ - Ceftiofur – tiêm thẳng cho từng cá thể heo. Sau đó luân phiên sử dụng 1 trong các kháng sinh có tác động tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn nhưng thời gian phát huy hiệu lực lâu hơn Ceftiofur như: Trimethoprim / sulphonamide, florfenicol, DoxycyclineTulathromycin tiêm liên tục trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên thời gian đào thải của các kháng sinh này khá lâu nên chỉ những trường hợp cấp thiết như trên các bác sỹ mới sử dụng.

 

Sau khi tiêm những mũi đầu tiên, tỷ lệ chết giảm đáng kể (chỉ chết thêm 9 heo nữa từ khi bắt đầu tiêm thuốc). Và sau khoảng 1 tuần điều trị thì ngăn chặn được tình trạng heo chết đột ngột.

 

Thực tế cho thấy, việc sử dụng loại thuốc có tác động nhanh, ngắn hạn trong 3 ngày đầu tiên có hiệu quả tốt hơn các loại thuốc chậm phát huy tác dụng.

 

Các bác sỹ cũng khuyến cáo, liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào phản ứng của heo bệnh và sau khi có kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ.

 

 

4. Kết luận:

Thứ nhất: Có 2 đặc điểm triệu chứng bệnh tích cực kỳ điển hình của bệnh viêm phổi dính sườn (APP) cấp tính mà ta cần ghi nhớ → khi gặp 2 đặc điểm này, nghĩ ngay đến APP:

 

- Heo hộc máu mũi, miệng; chết rất nhanh 1 cách đột ngột.

 

- Phổi viêm ở mặt lưng có fibrin làm cho phổi dính vào xương sườn của heo → rất khó để tách ra.

 

Thứ 2: Khi gặp trại heo bị viêm phổi dính sườn cấp tính, hướng xử lý trước mắt là tùy thuộc vào kinh nghiệm điều trị của bạn mà chọn và tiêm ngay cho mỗi heo loại kháng sinh nhạy cảm với APP và có thời gian phát huy hiệu lực nhanh nhất có thể. Sau đó, kết hợp tiêm luân phiên với một loại kháng sinh nhạy cảm nhất với APP mà bạn biết nhưng có thời gian phát huy tác dụng lâu hơn.

 

Đặc biệt lưu ý:
    Vì bệnh cấp tính nên ban đầu bắt buộc phải tiêm thuốc cho từng cá thể để có hiệu quả nhanh nhất chứ không trộn thuốc vào thức ăn hay pha vào nước uống.

 

Trong 3 ngày đầu điều trị, tùy thuộc vào tình hình tiến triển của bệnh (tỷ lệ chết có giảm không) mà điều chỉnh thuốc cho hợp lý. Sau khoảng 3 ngày khi có kết quả kháng sinh đồ rồi thì các bạn có thể điều chỉnh lại phác đồ điều trị cho phù hợp.

 

Trên đây là toàn bộ bức tranh của một ca bệnh viêm phổi dính sườn cấp tính từ lúc phát hiện bệnh, cách chẩn đoán và xử lý đã thành công mà qua đó giúp chúng ta có thêm những bài học vô cùng hữu ích. VietDVM.com hy vọng những kinh nghiệm trên có thể giúp các trang trại hạn chế tối đa những thiệt hại do APP gây ra.


VietDVM team biên dịch
theo pig333      

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status