Bệnh viêm da ở lợn (heo) do vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây ra chủ yếu trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể heo thường làm tổn thương da: gây viêm da, nhiễm trùng và nặng có thể dẫn đến các biến chứng khác hoặc giết chết heo.
Bệnh viêm da thường xảy ra riêng lẻ trên 1 số ít heo con trong trại. Tuy nhiên, ở 1 số trang trại có số lượng heo con của heo nái tơ (heo nái đẻ lứa đầu) cao thì rất có thể bệnh sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn với tỉ lệ heo con sơ sinh và heo con cai sữa nhiễm bệnh tăng cao.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong những ngày trước khi sinh, số lượng vi khuẩn Staphylococcus hyicus trong âm đạo heo mẹ tăng cao, do đó, heo con có thể nhiễm khuẩn ngay khi vừa mới sinh ra.
Mức độ thiệt hại của bệnh viêm da như thế nào?
Mức độ nhiễm bệnh viêm da và thiệt hại do bệnh gây ra tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khâu vệ sinh chăm sóc cho đến phòng bệnh…của mỗi trại.
Theo thống kê của các nhà khoa học, tỷ lệ tử vong do Sta. hyicus trung bình trên đối tượng heo con là 5%. Nghĩa là nếu nhà bạn có 100 heo con nhiễm bệnh thì sẽ có 5 heo con chết do nhiễm Sta. hyicus.
Giá giống mỗi heo con thời điểm hiện tại rơi vào khoảng 1.200.000 vnđ/con. 5 con sẽ là 6.000.000 vnđ. Chưa tính chi phí chăm sóc, vaccine và điều trị.
»› Cập nhật biến động giá cả thị trường tuần qua
Ngoài ra, những heo đã nhiễm bệnh nhưng không chết có tỷ lệ tăng trọng giảm 10% trong suốt cả quá trình nuôi. Nghĩa là giả sử khối lượng heo xuất chuồng trung bình của cả đàn là 90 kg, mỗi heo giảm tăng trọng 10% → mỗi con giảm 9kg thịt heo → nhân với giá 50.000 vnđ/kg thì mỗi con mất 450.000 vnđ/con.
Như vậy, nếu bạn có 100 con heo nhiễm bệnh → bạn mất hơn 6.000.000 vnđ cho 5 con heo chết. 95 con khỏi bệnh bạn mất 95 x 450.000 vnđ/con = 42.750.000 vnđ.
Tổng cộng cứ mỗi 100 heo con nhiễm bệnh viêm da bạn mất không hơn 48.750.000 (vnđ). Mà mầm bệnh thì luôn có sẵn trong môi trường và chỉ đợi đến khi có điều kiện thuận lợi là gây bệnh cho heo.
Lưu ý: các thông số về giá cả như trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào từng thời điểm, từng thị trường mà có sự sai khác.
»› Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis) trên heo
»› Kiểm soát bệnh Tai Xanh trên heo (PRRS)
Nguyên nhân gây bệnh viêm da.
Như đã nói ở trên, bình thường, vi khuẩn Staphylococcus hyicus vẫn có mặt trong môi trường sống của heo nhưng nó không gây bệnh. Chỉ khi có điều kiện thuận lợi → sức đề kháng của heo giảm xuống → vi khuẩn mới nhân lên với số lượng lớn và gây bệnh cho heo.
Một số nguyên nhân chính tạo điều kiện cho Sta nhân lên và gây bệnh viêm da như sau:
- Heo bị bệnh mụn nước do virus (ví dụ như parvovirus hay virus đậu…)
»› Bệnh mụn ngoài da do Circo virus
- Heo mất cân bằng dinh dưỡng (heo thiếu kẽm, vitamin).
- Heo nhiễm nấm ngoài da.
- Heo bị bệnh vảy phấn hồng.
- Heo nhiễm ký sinh trùng (bao gồm cả rận, ghẻ)
- Chuồng trại không thông thoáng, độ ẩm cao → heo stress, giảm miễn dịch của heo con (đặc biệt là heo con của heo nái tơ).
- Thiếu cạnh tranh hệ vi khuẩn trên da.
- Trầy da cơ học + vệ sinh kém → nhiễm khuẩn từ môi trường.
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây bệnh viêm da
Khi có điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên và tấn công heo. Đầu tiên, nó gây sưng, viêm, loét lớp biểu bì của da. Sau đó lan xuống lớp thượng bì và làm viêm loét nang lông làm cho tuyến bã nhờn của nang lông tiết ra nhiều quá mức. Kết hợp với dịch nhờn tiết ra từ những vết loét làm cho tổn thương lây lan càng nhanh và loét càng nặng.
Khi dịch tiết trên bề mặt da khô lại, làm cho da bị co rút → hình thành nên các vết nứt sâu và ngày càng lan rộng.
Các vết loét càng lan rộng → dịch rỉ viêm tiết ra càng nhiều → tình trạng mất nước, mất điện giải và mất protein huyết thanh càng nặng → heo thường chết do các nguyên nhân này.
Khi mất nước quá nhiều → biểu mô thận thoái hóa và bong tróc → thận tổn thương. Ngoài ra, khi tấn công heo, vi khuẩn còn tiết ra độc tố tấn công gan và thận → gây tổn thương cho những cơ quan này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da do vi khuẩn Staphylococcus hyicus.
Dấu hiệu ban đầu khi heo vừa nhiễm bệnh viêm da thường là nhìn heo bơ phờ, chậm chạp, ít vận động, chán ăn. Dấu hiệu này thường xuất hiện đồng loạt trên cả lứa heo hoặc 1 phần của lứa.
Tiếp đó thấy da ửng đỏ lên chủ yếu ở vùng da mỏng như vùng nách, háng, da bụng nhưng heo không ngứa, nhiệt độ cơ thể cũng không nóng lên.
Tiếp đến, xuất hiện các nốt màu nâu có đường kính 1-2 cm, xung quanh bao bọc bởi huyết thanh và dịch rỉ viêm ở vùng da mặt và đầu. Theo thời gian, các nốt chuyển từ màu nâu sang đen dần do hoại tử.
Trong trường hợp viêm cấp tính, các mảng da viêm lan rộng nhanh chóng và kết thành khối, mảng trên da rồi lan ra toàn thân chỉ trong vòng 24-48h. Các mảng viêm có thể bong tróc ra để lại những mảng da loét với đầy dịch rỉ viêm (nên bệnh còn có tên gọi khác là “Greasy pig disease” – tạm dịch là bệnh heo mỡ). Heo mất nước, mất điện giải trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Dù các vết loét thường bắt đầu từ phần da bên ngoài nhưng nhiều trường hợp, nó cũng có thể viêm loét ở trong miệng và trên lưỡi.
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Với heo lớn hơn 8 tuần tuổi thường chỉ có một vài tổn thương ở phần đầu, heo bị bệnh không chết nhưng tăng trưởng chậm.
Tỷ lệ chết cao nhất trên heo con dưới 8 tuần tuổi (Ảnh internet).
Heo trưởng thành thỉnh thoảng có một vài nốt viêm màu nâu xuất hiện trên lưng và hai bên sườn. Tuy nhiên, các tổn thương trên heo trưởng thành thường không liên quan đến việc bùng phát bệnh viêm da trên heo con.
Biểu hiện bệnh tích mổ khám bệnh viêm da
Bệnh tích quan sát thấy đầu tiên khi mổ heo là hiện tượng mất nước và heo rất hôi.
Trên da xuất hiện các khe nứt có chứa bụi bẩn và rác từ môi trường.
Trường hợp mãn tính, heo bị viêm tai ngoài.
Xuất hiện các vết cắt trên nhú thận, niệu quản. Tổ chức thận chứa các mảnh vỡ tế bào. Viêm bể thận.
Quan sát dưới kính hiển vi: nang lông viêm có mủ, Các hạch bạch huyết dưới da tích nước và sưng to, viêm có mủ.
Làm gì khi heo đã nhiễm bệnh viêm da?
Khi phát hiện heo nhiễm bệnh viêm da, tùy vào tiên lượng của mỗi con mà xác định xem có nên điều trị hay không, vì một số trường hợp quá nặng ta nên loại bỏ để tránh lây lan sẽ tốt hơn điều trị.
Sau khi loại bỏ những con quá yếu, bệnh quá nặng, ta tiến hành điều trị những con còn lại theo các bước sau:
01 Cách ly toàn bộ heo bệnh ra khỏi đàn.
02 Chọn loại kháng sinh nhạy cảm với Sta.hyicus dựa theo kết quả kháng sinh đồ của vùng mình.
Dưới đây là 1 ví dụ về kết quả kháng sinh đồ của Sta.hyicus và Sta.aureus của khu vực châu Âu năm 2012.
Chọn loại kháng sinh nhạy cảm với Sta.hyicus dựa theo kết quả kháng sinh đồ
Một số kháng sinh có thể dùng điều trị Sta.hyicus hiện nay bao gồm: Amoxycillin, penicillin, OTC, ceftifur, cephalexin, gentamycin, lincomycin, …
03 Tiến hành cùng lúc:
- Tiêm kháng sinh cho từng cá thể heo bệnh viêm da theo liều lượng chỉ định.
»› Cảnh báo khi sử dụng Dexamethasone ảnh hưởng tới vacxin
- Dùng kháng sinh bôi (có thể dùng kháng sinh Novobiocin – 1 loại kháng sinh trị viêm vú cho bò sữa) pha với dầu khoáng để phun cho heo hoặc nhúng heo con vào dung dịch đó.
- Hòa điện giải vào nước cho heo uống thay nước.
04 Diệt sạch ghẻ, ký sinh trùng ngoài da cho toàn bộ heo để chúng không làm bệnh nặng thêm.
05 Trường hợp bệnh viêm da xảy ra trên heo con của heo nái đẻ lứa đầu: bố trí cho heo con mới sinh của heo nái tơ bú chéo: vừa bú mẹ vừa bú heo nái dạ (heo đẻ từ lứa thứ 2 trở lên) để heo con có đầy đủ kháng thể chống lại mầm bệnh.
06 Phòng bệnh cho những heo còn lại trong trại mà có nguy cơ mắc bệnh cao: tiêm amoxicillin tác dụng kéo dài (LA) hoặc tiêm kháng sinh OTC nếu có chỉ định.