Lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm vô cùng quan trọng do thiệt hại về kinh tế mà nó gây ra thông qua việc giảm năng suất và các hạn chế về kiểm soát thương mại quốc tế mà cụ thể là khó khăn trong vấn đề xuất nhập khẩu thịt heo đối với những nước có dịch bệnh đang lưu hành. Các quốc gia, các tổ chức đã phải tiêu tốn rất nhiều kinh phí cho nghiên cứu, cũng như kiểm soát LMLM. Chính bởi vậy mà LMLM cũng được xếp vào những bệnh truyền nhiễm quan trọng bậc nhất trên vật nuôi.
»› Bệnh thường gặp trên heo bạn cần biết
Sơ qua về Aphthovirrus – nguyên nhân gây ra bệnh Lở Mồm Long Móng
Bệnh do Aphthovirus thuộc nhóm pirconavirus gây ra, virus có khả năng lây lan theo gió một cách rất nhanh chóng trên toàn đàn và có sức đề kháng rất cao với điều kiện ngoại cảnh nên rất khó kiểm soát.
Virus có tất cả 7 chủng: O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3. Mỗi chủng đều có các phân chủng nhưng không tạo miễn dịch chéo trên động vật. Có nghĩa là con vật mắc bệnh do type A gây ra, khi được tiêm phòng tạo miễn dịch với virus type A nhưng nếu có virus thuộc type khác xâm nhập thì vẫn mắc bệnh do virus type đó.
Đại gia súc (trâu bò) khỏi bệnh sẽ có miễn dịch trong vài năm và có thể trở thành vật mang virus gây bệnh Lở mồm long móng. Heo khỏi bệnh sẽ có miễn dịch khoảng 6 tháng và không mang virus trong cơ thể. Trong cơ thể heo virus có thể khuếch đại số lượng gấp 7 lần so với trong cơ thể bò.Mỗi ngày 1 heo bệnh có thể thải 1,000,000,000 virus gây nhiễm.
Virus có thể tồn tại ở điều kiện đông lạnh trong một vài năm.Trong cỏ ủ: khoảng 20 tuần.Tồn tại trong đất khoảng 28 ngày.Sữa tiệt trùng theo phương pháp Pasteus ở 72oC trong 15 giây không thể giết được virus. Virus có thể tồn tại trong xoang mũi người hơn 28 giờ, tuy nhiên nó không gây nhiễm trên người mà người chỉ là trung gian mang virus.Virus cũng có thể bị diệt bởi: PH < 7 hoặc > 8, ánh sáng mặt trời, các thuốc sát trùng như: sodium hydroxide, sodium carbonate, acetic acid…
Bệnh có thể nhiễm trêntất cả các động vật móng guốc chẽ đôi bao gồm trâu, bò, dê, cừu, lợn và hươu. Động vật non mẫn cảm hơn động vật trưởng thành.Động vật hoang giã như voi, lạc đà, lợn rừng, bò rừng, sơn dương, nhiều loài gặm nhấm, loài nhai lại hoang dã mẫn cảm với bệnh vàlà nguồn bệnh trong thiên nhiên.Trong thí nghiệm, có thể gây bệnh cho bê, chuột nhắt trắng, chuột xám, thỏ, chuột lang.
Virus gât bệnh Lở mồm long móng (Apthovirus) gây bệnh như thế nào?
Virus gây bệnh lở mồm long móng có tính hướng thượng bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da, chủ yếu là ở những tế bào thượng bì non. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó nhân lên ở lớp thượng bì của nơi tiếp xúc như ống tiêu hóa, da(qua vết thương ở da)…và gây thủy thũng lớp thượng bì đó tạo nên các mụn nước sơ phát, virus có trong các mụn nước đó và trong dịch lâm ba tiếp tục xâm nhập vào máu và phủ tạng. Khi virus vào máu sẽ gây sốt, cuối giai đoạn sốt virus lại nhân lên và tạo nên các mụn nước thứ phát ở những nơi các tế bào thượng bì đang phân chia mạnh như niêm mạc xoang miệng, vành móng, kẽ móng, đầu vú bò sữa, mõm lợn…mụn nước phát triển to dần ra, nhô lên nhưng không bao giờ sinh mủ khi không có vi trùng kế phát.
Sau khi mụn vỡ, những vết tích trên thượng bì được lấp bằng nhanh chóng, không để lại sẹo do lớp tế bào manpighi vẫn nguyên vẹn. Mụn nước chỉ loét khi nhiễm khuẩn kế phát, vi khuẩn sinh mủ gây hoại tử xâm nhập bệnh lý cục bộ ăn sâu vào trong, có khi gây bại huyết, con vật có thể chết.
Thời kỳ nung bệnh phụ thuộc vào loài động vật, type virus và đường truyền lây. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài từ 2-10 ngày. Trong một số trường hợp, do nguyên nhân chưa rõ, virus lưu hành trong máu rồi sinh sản trong nếp nhăn cơ tim, gây bại huyết, thoái hóa cơ tim, viêm cơ tim. Hiện tượng viêm cơ tim này không phải do virus trực tiếp gây ra mà do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn trước đây đã chui vào cơ tim giờ bị virus làm tổn thương. Thể ác tính của bệnh lở mồm long móng ở con vật trưởng thành xuất hiện triệu chứng rõ ràng khi mụn nước ở giai đoạn khỏi, ở con non hiện tượng thoái hóa cơ tim có thể làm con vật chết trước khi mụn nước thứ phát xuất hiện.
Virus có thể xâm nhập vào phôi thai qua đường tuần hoàn con mẹ, do đó gia súc có chửa thường hay sẩy thai khi mắc bệnh lở mồm long móng.
Bệnh Lở mồm long móng biểu hiện như thế nào?
Mức độ biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào chủng virus, tuổi động vật mắc bệnh, loài nhiễm bệnh.Các biểu hiện chủ yếu là mụn nước ở mõm, lưỡi, môi, miệng, và giữa các ngón chân…khi mụn vỡ loét ra làm vật đi lại, ăn uống khó khăn. Ngoài ra các biểu hiện như sốt, trầm cảm, giảm tăng trọng, giảm năng suất…cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Động vật non tỷ lệ tử vong cao. Động vật trưởng thành tỷ lệ tử vong thấp nhưng hệ thống miễn dịch suy giảm mạnh.
Heo đau móng và lở loét móng
Lở loét móng
Mụn nước ở mũi và lở loét ở vú
Hoại tử cơ tim
Chiến lược phòng và kiểm soát bệnh lở mồm long móng ở trang trại
Phòng bệnh lở mồm long móng bằng vaccine vẫn là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, đối với trại không nằm trong vùng dịch bệnh, chủng virus làm vaccine nên là chủng đang lưu hành trong khu vực hay là chủng dự đoán có nguy cơ cao nhất.
- Heo đực mỗi năm tiêm phòng vaccine 3 lần.
- Heo nái tiêm trước khi đẻ 4 tuần.
- Heo con tiêm lần 1 lúc 14 ngày tuổi nếu mẹ không tiêm vaccine trước đó hoặc tiêm lúc 2,5 tháng tuổi nếu mẹ có tiêm vaccine trước đó, lần hai cách lần một 1 tháng sau đó.
- Heo hậu bị tiêm mũi 1 lúc 7 tuần tuổi, mũi 2 lúc 11 tuần tuổi, mũi 3 lúc 25 tuần tuổi.
Đối với trại ở trong vùng có dịch màtrước đó trang trại không tiêm phòng vaccine hoặc có tiêm nhưng không phải chủng virus đang nổ dịch thì ta nên tái chủng tổng đàn bằng chủng virus giống với chủng đang nổ dịch, trừ các đối tượng sau là không nên tiêm: heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi, heo đang ốm, heo 1 tháng nữa sẽ bán. Và nên tiêm sớm hơn bình thường 3-4 tuần.
Lưu ý rằng vaccine phòng bệnh Lở mồm long móng có tính kháng nguyên rất mạnh nên khi tiêm hay bị sốc vaccine: heo có thể bị sẩy thai, run, mẩn đỏ sau khi tiêm. Bởi vậy khi tiêm vaccine cần lưu ý giã đông đúng cách, để vaccine về nhiệt độ phòng trước khi tiêm, luôn chuẩn bị thuốc chống sốc như cafein, efidrin cùng xi lanh, nước.
Thời gian bảo hộ của vaccine tùy thuộc vào chương trình vaccine của quốc gia đó, Lượng kháng thể mẹ truyền, và dịch tễ trong vùng tại thời điểm làm vaccine.
Bên cạnh việc sử dụng vaccine thì chương trình phòng bệnh từ bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Các biện pháp chủ yếu là kiểm soát khách ra vào, xe cộ, súc vật khác thả vào khu vực chăn nuôi. Phun thuốc sát trùng phòng bệnh khi những địa phương kế bên bị bệnh. Các thuốc sát trùng phun 2 lần trong ngày.
Bạn có muốn xem thêm?
- Hội chứng rối loạn Hô hấp và Sinh sản (PRRS) trên Heo
- Hội chứng Hô hấp phức hợp trên Heo (PRDC)
- Hội chứng Viêm vú - Viêm tử cung - Mất sữa trên Heo nái (MMA)
VietDVM team
(Còn nữa ...)