Sự phát triển của kỹ thuật xét nghiệm phân tử PCR gần đây là một bước tiến vô cùng quan trọng đối với không chỉ ngành chăn nuôi mà còn cả ngành y tế. Đương nhiên với kỹ thuật đó, bất kỳ phòng thí nghiệm nào cũng đều có thể phân lập được vi khuẩn Parasuis Haemophilus gây bệnh viêm đa xoang (Glasser).
Bệnh Glasser trên heo vẫn còn xuất hiện trong các trang trại chăn nuôi và ngấm ngầm gây ra những thiệt hại không đáng có. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh ngày càng trở nên cần thiết vì nó giúp hạn chế việc sử dụng kháng sinh một cách bất hợp lý.
Vi khuẩn này chỉ gây bệnh trên vật chủ là heo, sau khi xâm nhập và gây nhiễm trùng toàn thân chúng bắt đầu đi đến các cơ quan đích là các xoang trong cơ thể và gây ra các hiện tượng viêm đa xoang có tiết dịch fibrin.
Tuy nhiên, H.Parasuis gây bệnh Glasser trên heo không phải là loại vi khuẩn duy nhất có thể gây ra những triệu chứng tổn thương này, bởi vậy việc chẩn đoán chính xác mầm bệnh lại càng cần thiết. Nó có thể giúp người điều trị không cần dùng đến kháng sinh hoặc nếu có dùng đến kháng sinh thì cũng chọn được một loại có tác dụng tốt nhất, cho hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Tỷ lệ heo con mắc bệnh Glasser trên heo là cao hơn so với các lứa tuổi khác vì chúng là đối tượng đang phải chịu nhiều stress như cai sữa, thay đổi thức ăn, vận chuyển và phối đàn hay ghép đàn.
Các tổn thương viêm đa xoang điển hình trên heo con có thể được gây ra bởi nhiều loài vi khuẩn khác nhau. Nên việc phân lập vi khuẩn từ heo con bị bệnh sau đó xét nghiệm là cách chuẩn xác nhất để tìm ra căn nguyên và cho phép kiểm tra đặc tính của cả các biến chủng nếu có. Ví dụ như xác định độc lực bằng phương pháp PCR hoặc kiểm tra độ mẫn cảm của vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh Glasser trên heo mới đầy bất ngờ.
Bệnh Glasser trên heo trước đây chủ yếu chỉ được chẩn đoán phân biệt với Streptococcus suis. Nhưng gần đây, ảnh hưởng của Mycoplasma hyorhinis (vi khuẩn gây bệnh viêm khớp) cũng đang được quan tâm vì một số trường hợp thực tế đã được các bác sỹ phẫu thuật thú y xác định sự có mặt của chỉ riêng vi khuẩn Mycoplasma hyorhinis trên cơ thể heo con bị bệnh Glasser (hình 1) – điều mà trước nay ít ai ngờ tới.
Như vậy, những nhận định trước đây (Glasser chỉ do H.Parasuis gây ra) đã dẫn đến việc lựa chọn kháng sinh không đúng gây ra những tác hại không nhỏ, không chỉ là hiệu quả điều trị thấp mà thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả đàn heo.
Như vậy, rõ ràng là hiện tượng viêm đa xoang có thể do nhiều nguyên nhân gây ra (H.parasuis, M.hyorhinis, và S.suis) nên nếu chúng ta chỉ phòng mỗi H.parasuis thì đương nhiên không thể giúp trại loại trừ được mầm bệnh Glasser trên heo.
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là một bước bắt buộc trước khi đưa ra phác đồ điều trị hay phòng bệnh bất kỳ, không riêng gì Glasser nếu muốn hiệu quả.
Sự phát triển của kỹ thuật serotyping PCR gần đây là một bước tiến vượt bậc cho phép bất cứ phòng thí nghiệm nào cũng có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh có mặt trong cơ thể heo bệnh, thậm chí cả những biến chủng của mầm bệnh. Và việc ứng dụng nó vào trong việc tiêm chủng vaccine phong bệnh Glasser trên heo (xác định đúng loại kháng nguyên cần đưa vào cơ thể) cũng là đương nhiên.
Ngoài ra, bước tiến này còn giải quyết được vấn nạn thiếu hụt các phòng thí nghiệm có khả năng chẩn đoán bằng phương pháp PCR như trước (trước đây làm chẩn đoán PCR vô cùng phức tạp và chỉ một số ít nơi làm được).
Các tác nhân gây viêm đa xoang trên heo con cũng chính là các tác nhân có mặt đầu tiên trên đường hô hấp của heo con. Mọi nguyên nhân gây bệnh trên heo con đa phần bắt nguồn từ heo nái.
Trong trường hợp củ H.parasuis, rõ ràng là không có sự xuất hiện của các chủng độc lực cao trên heo con khỏe mạnh, nên nếu có thể tiêu diệt những chủng độc lực cao này thì sẽ bảo vệ được heo con khỏi sự tấn công của H.parasuis (theo Brockmeier và cộng sự, 2013).
Điều này gợi lên một ý tưởng đang cần hoàn thiện là: nuôi cấy các chủng độc lực thấp và đưa vào cơ thể heo (giống như việc tiêm vaccine) để bảo vệ chúng khỏi các chủng độc lực cao. Nếu nghiên cứu này thành công, nó sẽ hạn chế được việc phụ thuộc vào kháng sinh hiện nay trong phòng và trị bệnh Glasser trên heo do H.parasuis.
Cuối cùng, các triệu chứng lâm sàng khi heo con nhiễm H.parasuis sẽ phụ thuộc chủ yếu vào độc lực của các chủng vi khuẩn này cùng với các mầm bệnh kế phát khác trong trang trại. Do đó, sự xuất hiện của triệu chứng viêm đa xoang kết hợp với cúm hay tai xanh (PRRS) là hoàn toàn bình thường.
Đối với các trường hợp từ nay về sau, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên kiểm soát các tác nhân gây bệnh chính – những vi khuẩn, virus gây ra hiện tượng ức chế miễn dịch và mở đường cho các tác nhân thứ phát khác vào cơ thể gây bệnh (trong trường hợp này chính là H.parasuis).
Tóm lại, thực hiện một chẩn đoán đầy đủ và chính xác là điều cần thiết để kiểm soát bệnh Glasser trên heo. Thậm chí với sự hỗ trợ của công nghệ mới này, càng dễ dàng hơn khi chúng ta muốn xác định chính xác tới cả độc lực hay chủng vi khuẩn H.parasuis gây bệnh.
VietDVM team biên dịch.
theo pig333